Gắn mác xuất xứ hàng hóa, làm sao để đúng?

view 722
comment-forum-solid 0

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể điều chỉnh việc gắn mác xuất xứ hàng hóa được ghi nhãn “Sản xuất tại Việt Nam” hay “Made in Viet Nam”.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Hoài Thương - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Cách ghi nhãn hàng hóa, luật điều chỉnh thế nào?

Quy định pháp luật hiện nay chưa có quy định để điều chỉnh hàng hóa, sản phẩm ghi nhãn "Sản xuất tại Việt Nam" - "Made in Viet Nam". Các quy định pháp luật hiện hành chủ yếu điều chỉnh liên quan đến nhãn hàng hóa, chỉ dẫn địa lý và thương hiệu.

Về nhãn hàng hóa, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/4/2017 về nhãn hàng hóa, quy định về cách ghi nhãn hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu; doanh nghiệp, cá nhân lưu thông hàng hoá phải tự xác định thông tin để dán nhãn hàng hoá. Các tổ chức, cá nhân gắn nhãn hàng hóa tự chịu trách nhiệm về ghi nước xuất xứ.

Cụ thể: "1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết. 2. Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó. Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được viết tắt". (Điều 15)

Nghị định chỉ quy định về nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu. Ví dụ, một sản phẩm là dược phẩm sẽ thường được ghi nhà sản xuất rõ ràng như: "Made in Spain" (sản xuất bởi Tây Ban Nha), khi phân phối tại Việt Nam sẽ thêm về doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị thường...

Tuy nhiên, quy định trên không có bất kỳ tiêu chí để xác định loại hàng hóa được ghi nhãn “Sản xuất tại Việt Nam” hay "Made in Viet Nam".

Về xuất xứ hàng hóa, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, quy định về xuất xứ hàng hóa: "1. Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó" (khoản 1 Điều 3)

Có thể hiểu đơn giản, xuất xứ hàng hóa được xác định theo nguyên tắc phân chia thành 2 nhóm: (1) "Hàng hóa có xuất xứ thuần túy - Sản xuất ra toàn bộ hàng hóa tại Viêt Nam" và (2) "Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy - Thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng".

Nhóm (1) "Hàng hóa có xuất xứ thuần túy - Sản xuất ra toàn bộ hàng hóa tại Viêt Nam" là các sản phẩm như: Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó như Cam Vinh, Trà Thái Nguyên...có thể xác định các sản phẩm này toàn bộ các quá trình đều được thực hiện tại Việt Nam.

Nhóm (2) "Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy - Thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng" được xác định dựa trên 2 tiêu chí: Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” và tiêu chí “Tỷ lệ Phần trăm giá trị”.

Quy định trên là căn cứ để xác định "hàng hóa có xuất xứ Việt Nam", là điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam nhằm hưởng ưu đãi thuế quan hoặc phi thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường mà Việt Nam có cam kết quốc tế. Quy định trên không phải là tiêu chí để xác định hàng hóa "Sản xuất tại Việt Nam” hay "Made in Viet Nam".

Ghi “Made in Vietnam” trên hàng hóa, làm sao để đúng?

Nhiều quốc gia trên thế giới, trong các sản phẩm của họ thường thấy ghi "Made in....", tức "sản xuất tại..." cho các sản phẩm mà đa phần các linh kiện đầu vào cho quá trình lắp ráp được cung ứng từ chính quốc gia đó và “Assembled in...”, tức "lắp ráp tại..." cho các sản phẩm mà đa phần các linh kiện đầu vào được nhập khẩu từ nước ngoài. Chẳng hạn, một chiếc điện thoại Samsung, có pin sản xuất tại Hàn Quốc, được đưa đến Trung Quốc hay Việt Nam lắp ráp trên cục pin sẽ được ghi là “Made in Korea, Assembled in...”.

Tại Việt Nam, những doanh nghiệp sản xuất có định hướng bài bản, chuyên nghiệp, quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng và xây dựng thương hiệu, ngoài việc đảm bảo chất lượng hàng hóa đều quan tâm đến vấn đề ghi nhãn hàng hóa và mẫu mã sản phẩm, hàng hóa theo đúng quy định, rõ ràng, có tính thẩm mỹ.

Một hàng hóa muốn được gắn mác "Made in Vietnam" phải là những sản phẩm được thuần túy sản xuất trong nước (như khoáng sản, cây trồng, vật nuôi,… trên đất nước Việt Nam) hoặc hàng hóa đó phải thỏa mãn tiêu chí của hàng hóa có xuất xứ không thuần túy theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, quy định về xuất xứ hàng hóa.

Tiêu chí xuất xứ hàng hóa không thuần túy được quy định tại Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03 tháng 04 năm 2018 quy định về xuất xứ hàng hóa, cụ thể: "2. Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để hướng dẫn Điều 8 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP. Các tiêu chí xuất xứ hàng hóa không ưu đãi tại Phụ lục I được xác định như sau: a) Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” (sau đây gọi tắt là CTC): là sự thay đổi về mã HS của hàng hóa ở cấp 2 (hai) số, 4 (bốn) số hoặc 6 (sáu) số so với mã HS của nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó. b) Tiêu chí “Tỷ lệ Phần trăm giá trị” (sau đây gọi tắt là LVC): được tính theo công thức quy định tại Khoản 3 Điều này.

Giá trị của dấu tròn Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

3. LVC được tính theo một trong hai công thức sau: a) Công thức trực tiếp:

LVC =

Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất

x 100%

Trị giá FOB

hoặc

b) Công thức gián tiếp:

LVC =

Trị giá FOB

-

Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất

x 100%

Trị giá FOB

Nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O lựa chọn công thức trực tiếp hoặc công thức gián tiếp để tính LVC và thống nhất áp dụng công thức đã lựa chọn trong suốt năm tài chính đó. Việc kiểm tra, xác minh tiêu chí LVC đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cần dựa trên công thức tính LVC mà nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O đã sử dụng.

4. Đ tính LVC theo công thức nêu tại Khoản 3 Điều này, trị giá nguyên liệu và các chi phí trong toàn bộ quá trình sản xuất ra hàng hóa được xác định cụ thể như sau: a) “Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” bao gồm trị giá CIF của nguyên liệu thu mua hoặc sản xuất trong nước có xuất xứ từ một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ; chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phân bổ trực tiếp, các chi phí khác và lợi nhuận. b) “Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” là trị giá CIF của nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp đối với nguyên liệu có xuất xứ từ một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ khác; hoặc giá mua đầu tiên tại thời điểm mua vào ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng đối với nguyên liệu không xác định được xuất xứ dùng đ sản xuất, gia công, chế biến ra sản phẩm cuối cùng. c) “Trị giá FOB” là trị giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu và được tính như sau: “Trị giá FOB = Giá xuất xưởng + các chi phí khác”. (điều 6).

Tiêu biểu như các sản phẩm quần áo của Tổng công ty May 10, Công ty TNHH May Thêu Giày An Phước (An Phước Group) là những doanh nghiệp có thương hiệu Việt Nam và được dán nhãn "Made in Viet Nam", hoặc các sản phẩm vải thiều Lục Ngạn, vải Thanh Hà được xuất khẩu ra nước ngoài có thể tự hào khẳng định "Made in Viet Nam".

Mới đây, dự thảo quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam: Hàng xuất xứ Việt Nam, “Made in Viet Nam” phải có tỉ lệ gia tăng nội địa tối thiểu là 30%, đồng thời phải vượt qua giai đoạn gia công đơn giản. Hành động gia công đơn giản được hiểu chỉ là thay đổi bao bì, dán nhãn mác mới, thậm chí đơn thuần là lắp ráp.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Luật sư Nguyễn Hoài Thương

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-hoai-thuong/ Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương được biết đến là một luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, hợp đồng, thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương gia nhập Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2016 đến nay.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
2.40869 sec| 1033.18 kb