Tặng cho phần vốn góp, pháp luật quy định thế nào?

Bởi Phạm Thị Yến Nhi - 27/09/2020
view 1270
comment-forum-solid 0

Phần vốn góp là phần tiền, tài sản mà các thành viên đã góp vào công ty. Phần vốn góp này được ghi nhận thông qua giấy chứng nhận phần vốn góp. Thành viên góp vốn có quyền tặng cho phần vốn góp của mình cho cá nhân, tổ chức khác với điều kiện pháp luật quy định.

 Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527

Quy định về tặng cho phần vốn góp

Khoản 5, Điều 54 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định:

“Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.

Trường hợp người được tặng cho là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba thì đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận”.

Với quy định này, thành viên góp vốn có thể tặng cho phần vốn góp của mình cho bất kỳ ai. Đối với đối tượng được tặng cho là người thuộc hàng thừa kế, pháp luật cho phép ghi nhận họ trở thành thành viên công ty. Đối với đối tượng còn lại, điều kiện để trở thành thành viên của công ty là phải được sự đồng thuận của Hội đồng thành viên.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

Ai được quyền nhận tặng cho phần vốn góp?

Người sở hữu phần vốn góp tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba. Bộ luật dân sự 2015 quy định 03 hàng thừa kế:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Việc tặng cho phần vốn góp cho những người thuộc hàng thừa kế hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của thành viên nắm giữ phần vốn góp, không phải thông qua ý kiến của hội đồng thành viên.

Ngược lại, thành viên góp vốn muốn tặng cho phần vốn góp của mình cho một người khác nằm ngoài các trường hợp nêu trên thì phải được sự đồng ý của thành viên góp vốn khác, thông qua cuộc họp hội đồng thành viên. Điều kiện này có ý nghĩa tránh việc thâu tóm phần vốn góp, lợi ích nhóm trong công ty.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest 

Tặng cho, quy trình thực hiện thế nào?

Bước 1: Lập hợp đồng tặng cho phần vốn góp

Về hình thức, việc tặng cho phần vốn góp phải được lập thành văn bản. Trong đó nêu rõ những nội dung cơ bản sau: Thông tin cá nhân của người được tặng cho, người tặng cho; Phần vốn góp được tặng cho. Đối với trường hợp người được tặng cho không thuộc trường hợp là bố, mẹ, vợ, chồng, con hoặc họ hàng trong phạm vi ba đời, thì cuối văn bản tặng cho phải có xác nhận của hội đồng thành viên trong công ty.

Bước 2: Thực hiện thủ tục thay đổi thành viên trong công ty

Sau khi hoàn tất hợp đồng tặng cho, công ty có trách nhiệm phải làm thủ tục thay đổi thành viên trong công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Hồ sơ thay đổi gồm có: Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh; Biên bản họp hội đồng thành viên về việc thay đổi; Quyết định của hội đồng thành viên; Hợp đồng tặng cho phần vốn góp; Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân của người được tặng cho; Danh sách thành viên trong công ty; Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ.

Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí nhà nước: Lệ phí cấp đăng ký kinh doanh: 50.000 VNĐ (miễn phí nếu thực hiện qua mạng; Lệ phí đăng công bố thông tin: 100.000 VNĐ

Trường hợp tặng cho phần vốn góp, người được tặng cho phải nộp thuế thu nhập cá nhân là 10% giá bán. Nếu chuyển nhượng phần vốn góp mà giá chuyển nhượng cao hơn so với phần vốn góp ban đầu thì mức thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng vốn góp sẽ là 20% chênh lệch giá mua và giá bán

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
Phạm Thị Yến Nhi

Phạm Thị Yến Nhi

https://luatcongty.vn Phạm Thị Yến Nhi một cô gái nhiệt tình, vui vẻ và yêu đời. Có niềm đam mê với việc viết lách, thích tìm hiểu, phân tích các vấn đề pháp lý khác nhau để tạo thêm nhiều giá trị cho bản thân. Vì vậy rất mong muốn được chia sẽ những kiến thức mà mình học hỏi và tìm hiểu đến bạn đọc. Các bài viết của Yến Nhi trên website luatcongty.vn là những kiến thức mà Nhi muốn chia sẻ đến mọi người

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.55008 sec| 997.602 kb