Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp?

Bởi Phan Thị Thúy Hiền - 26/03/2021
view 135
comment-forum-solid 0

Việc xảy ra vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp là điều không thể tránh khỏi và cần có những cơ chế để siết chặt quản lý. Vậy nhà nước quy định ra sao về trường hợp này?

Biên bản hành chính Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên pháp lý Nguyễn Kiến Hải Hoàng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài (24/7): 1900 6198

Nguyên tắc áp dụng mức phạt

Mức phạt tiền cụ thể áp dụng đối với từng hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt quy định cho hành vi đó ghi trong nghị định.

Nếu hành vi vi phạm không có tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ thì cộng mức tiền phạt tối thiểu với mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho hành vi đó và chia đôi. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt áp dụng cho hành vi đó có thể giảm xuống từ mức trung bình, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt. Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt áp dụng cho hành vi đó có thể tăng lên từ mức trung bình, nhưng không tăng quá mức tối đa của khung tiền phạt (Điều 3.3 Nghị định 106/2006/NĐ-CP)

Để đảm bảo việc chấp hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền có thể tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện, giấy phép lái xe, hoặc giấy tờ khác cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt. và trả lại khi cá nhân, tổ chức vi phạm đã nộp tiền phạt. Trường hợp cá nhân, tổ chức không có các loại giấy tờ nói trên thì có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm (Điều 57 Pháp lệnh XLVPHC, Điều 215 Luật SHTT).

Biên bản xử phạt vi phạm Sở hữu công nghiệp

Biên bản vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp cũng tuân theo các quy định về biên bản vi phạm hành chính nói chung. Theo đó, phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên và chức vụ người lập biên bản; tên tổ chức hoặc họ, tên, địa chỉ người vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xẩy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt (nếu có); tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ, niêm phong; lời trình bày của cá nhân, tổ chức vi phạm; người chứng kiến, người bị thiệt hại.

Biên bản vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp phải có các chữ ký của người lập biên bản, đại diện tổ chức, người vi phạm và phải lập thành hai bản. Trường hợp có mặt người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì những người này cũng phải ký vào biên bản.  Nếu người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, đại diện tổ chức hoặc người bị thiệt hại từ chối, không ký thì người lập biên bản ghi lý do vào biên bản.

Biên bản gồm nhiều tờ rời thì những người kể trên phải ký vào từng tờ rời. Người lập biên bản và cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm mỗi bên giữ một bản. Mẫu biên bản vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp áp dụng theo quy định của Chính phủ và Bộ Khoa học và Công nghệ (Quyết định 04/BKHCN-2005).

Trường hợp biên bản, quyết định xử phạt do Thanh tra viên lập thì sử dụng dấu treo của cơ quan thanh  tra quản lý trực tiếp thanh tra viên đó. Dấu được đóng ở góc bên trái, phía trên cùng của văn bản, nơi ghi tên cơ quan thanh tra xử phạt và số, ký hiệu của biên bản, quyết định xử phạt (Điều 28.3 Nghị định 134/2003/NĐ-CP).

Hồ sơ biên bản vi phạm bao gồm

Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm thì căn cứ hồ sơ gồm: biên bản vi phạm hành chính và các chi tiết ở biên bản thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, các kết quả trưng cầu giám định, kiểm tra kỹ thuật (nếu có) và các tài liệu liên quan khác, căn cứ tính chất, mức độ, nhân thân cá nhân, tổ chức vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để đối chiếu với Chương II Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp mà áp dụng đúng vào điều, khoản, điểm cụ thể để định mức phạt, các hình thức phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khác. Sau đó ban hành văn bản quyết định xử phạt.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện. Nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức, ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo. Bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan. Cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể. Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest. Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn
Phan Thị Thúy Hiền

Phan Thị Thúy Hiền

Phan Thị Thúy Hiền là một cô gái nhiệt tình, vui vẻ và yêu đời. Có niềm đam mê với việc viết lách, thích tìm hiểu, phân tích các vấn đề pháp lý khác nhau để tạo thêm nhiều giá trị cho bản thân. Vì vậy rất mong muốn được chia sẽ những kiến thức mà mình học hỏi và tìm hiểu đến bạn đọc. Các bài viết của Thúy Hiền trên website luatcongty.vn là những kiến thức mà Hiền muốn chia sẻ đến mọi người

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.23545 sec| 987.039 kb