Cạnh tranh trong hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Bởi Huỳnh Thu Hương - 30/08/2020
view 199
comment-forum-solid 0

Về nguyên tắc, việc định giá quyền sở hữu trí tuệ(SHTT) là quyền tự do của chủ sở hữu. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật cạnh tranh, quyền tự do đó có thể bị ngăn cấm nếu hành vi định giá bị xem là hành vi bất hợp lý (ép giá -Margin squeeze).

Quyền đối với sản phẩm sở hữu trí tuệ Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

Cạnh tranh trong hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Hành vi ép giá (squeeze margin) là hành vi của một doanh nghiệp có tham gia cạnh tranh trên cả thị trường đầu nguồn (upstream market) và thị trường cuối nguồn (downstream market), và lạm dụng vị trí thống lĩnh sẵn có trên thị trường đầu nguồn để nâng giá đến sát mức giá bán sản phẩm trên thị trường cuối nguồn. Khách hàng tại thị trường đầu nguồn - đồng thời là đối thủ cạnh tranh trên thị trường cuối nguồn - của doanh nghiệp sẽ bị thu hẹp biên độ lợi nhuận hoặc bị loại trừ ra khỏi thị trường vì bị áp giá đầu vào quá cao nhưng phải giữ giá đầu ra ở mức cạnh tranh.
Theo cách tiếp cận này, hành vi ép giá được xác định dựa vào các dấu hiệu sau: 1) Sản phẩm được định giá là sản phẩm khó thay thế trên thị trường liên quan; 2) Doanh nghiệp đầu nguồn bán (chuyển giao) sản phẩm cho một hoặc nhiều doanh nghiệp khác ở thị trường cuối nguồn; 3) Doanh nghiệp đầu nguồn cũng là đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp nhận chuyển giao tại thị trường cuối nguồn.
Trong hoạt động chuyển giao quyền SHTT, hành vi ép giá xảy ra khi doanh nghiệp sở hữu quyền SHTT định giá chuyển giao quyền SHTT thật cao đối với các chủ thể muốn nhận chuyển giao (ở thị trường đầu nguồn) nhưng lại bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phát sinh trực tiếp từ quyền SHTT tại thì trường tiêu thụ (thị trường cuối nguồn) với giá thật thấp. Từ đó khiến các doanh nghiệp nhận chuyển giao quyền SHTT cũng đồng thời là khách hành của doanh nghiệp định giá không có khả năng cạnh tranh về giá, bị loại bỏ ra khỏi thị trường, gây ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh và lợi ích của người tiêu dùng. Vì vậy, hành vi ép giá được xem là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và bị cấm theo quy định của pháp luật cạnh tranh của hầu hết các quốc gia. Trong trường hợp chủ sở hữu quyền SHTT ấn định giá chuyển giao quá cao làm cho các chủ thể không có khả năng đáp ứng nhằm không đạt được các thỏa thuận liên quan đến đối tượng chuyển giao thì hành vi ép giá đó được xem như một hình thức của hành động từ chối chuyển giao.
Ngược lại, trong trường hợp hành vi ép giá diễn ra tại thị trường cuối nguồn bằng cách ấn định giá đầu ra (giá bán hàng hóa, dịch vụ chứa đựng quyền SHTT) quá thấp nhằm loại trừ khả năng cạnh tranh về giá của chủ thể nhận chuyển giao (đồng thời là chủ thể cạnh tranh ở thị trường cuối nguồn) thì có thể cấu thành nên hành vi định giá hủy diệt (định giá cướp đoạt).
Do đó, việc xem xét hành vi ép giá của các chủ sở hữu quyền SHTT có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không sẽ phụ thuộc vào tác động của hành vi ấy dưới khía cạnh là hành vi từ chối chuyển giao quyền SHTT hoặc hành vi định giá hủy diệt. Trong bài viết, chúng tôi trình bày các khía cạnh của hành vi ép giá dẫn đến định giá hủy diệt.

Xác định hành vi định giá hủy diệt

Dưới góc độ phát triển kinh tế và quản lý nhà nước, hành vi định giá quá thấp có thể là hành vi vi phạm pháp luật nếu nó đủ các yếu tố cấu thành hành vi định giá hủy diệt. "Định giá hủy diệt là việc các doanh nghiệp có quyền lực thị trường ấn định giá bán sản phẩm quá thấp trong một thời gian đủ dài nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường hoặc (và) ngăn cản không cho đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường. Sau khi hoàn tất mục đích ngăn cản hoặc hủy bỏ, doanh nghiệp này sẽ tăng giá một cách đáng kể nhằm bù đắp các khoản lỗ và các khoản lợi nhuận đã bỏ qua bởi mức độ cạnh tranh trên thị trường đã giảm”.Theo đó, bản chất bất hợp pháp của hành vi định giá hủy diệt là: giá bán sản phẩm quá thấp; và nhằm mục đích loại bỏ đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường hoặc ngăn cản đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường

Điều chỉnh pháp luật đối với hành vi định giá hủy diệt

Tại Hoa Kỳ, hành vi định giá hủy diệt đã được thống nhất bởi quan điểm của Tòa án tối cao trong hai vụ việc Cargill, inc. v. Monfort of Colorado, Inc., and Matsushita Electric Industrial Co., Lid. v. Zenith Radio Corp.

Theo đó, nếu Tòa án chứng minh được rằng một doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đã đưa ra một mức giá hủy diệt thì hành vi đó bị xem là vi phạm mặc nhiên theo Điều 2 Đạo Luật Sherman với 3 lý do:
(1) Hành vi đó loại trừ hoặc hạn chế cạnh tranh;
(2) Mục đích của hành vi là nhằm kiểm soát giá hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

(3) Đe dọa nghiêm trọng đến phúc lợi của người tiêu dùng.

Xét từ bản chất thì hành vi định giá hủy diệt là hành vi có mức độ nguy hại lớn cho cấu trúc cạnh tranh trên thị trường liên quan. Bởi nó không chỉ hướng đến loại bỏ, cản trở các đối thủ cạnh tranh trên thị trường mà còn tác động tiêu cực đến lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thực tế không dễ dàng để xác định hành vi của chủ thể có phải là hành vi định giá hủy diệt hay không.

Nó buộc Tòa án và cơ quan quản lý cạnh tranh phải thực hiện hoạt động điều tra hai bước: (1) xác định mức giá áp đặt là mức giá hủy diệt; (2) mục đích của việc đặt ra mức giá đó là loại bỏ đối thủ cạnh tranh nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao hơn từ phía người tiêu dùng. Đó là một việc làm hết sức khó khăn và phức tạp, sự phức tạp đó đến từ những khó khăn trong việc xác định sức mạnh thị trường đáng kể thông qua yếu tố thị phần, thị trường liên quan, đồng thời xác định mức giá mua, giá bán cũng như các yếu tố khác để chứng minh mức giá đưa ra là bất hợp lý.

Điều đó đòi hỏi các chủ thể xử lý ngoài nắm vững các quy định của pháp luật còn phải có các kiến thức, nghiệp vụ kinh tế. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật Việt Nam còn có những điểm hạn chế, chưa tương thích với cách tiếp cận và xử lý đối với hành vi định giá hủy diệt. Dù Luật Canh tranh sửa đổi bổ sung đã được Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 5 thông qua; tuy nhiên, các bất cập nêu trên hiện vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đó cũng chính là một trong những lý do giải thích cho thực trạng bỏ ngỏ trong việc xử lý hành vi này dù trên thực tế nó vẫn đang diễn ra dưới hình thức này hay hình thức khác.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.
Huỳnh Thu Hương

Huỳnh Thu Hương

https://everest.org.vn/chuyen-vien-huynh-thu-huong/ Chuyên viên Huỳnh Thu Hương có hơn 2 năm kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực luật đất đai, doanh nghiệp ,hình sự, dân sự,ly hôn...

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.15323 sec| 1012.305 kb