Cấp giấy phép (Licensing): Những vấn đề pháp lý cần quan tâm

0
2592
Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên pháp lý Nguyễn Kiến Hải Hoàng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài (24/7): 1900 6198
5/5 - (5 bình chọn)

Cấp giấy phép (licensing) là phương thức kinh doanh mới, đang phát triển thường được so sánh với nhượng quyền thương mại. Nếu như nhượng quyền thương mại đã được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam hiện hành, được ứng dụng phổ biến trong thực tế thì khái niệm Licesing vẫn còn mới, chưa thực sự được quan tâm.

giấy phép (Licensing)
Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên pháp lý Nguyễn Kiến Hải Hoàng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài (24/7): 1900 6198

 Cấp giấy phép (Licensing) là gì?

Theo V.H.Kirpalani, cấp giấy phép (hay cấp phép), nói một cách đơn giản là một hình thức hợp đồng nhượng quyền sở hữu trí tuệ hay nhượng quyền sử dụng sản phẩm trí tuệ để tiến hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nước ngoài. Trong đó các bên chủ thể trong hợp đồng thường là người cấp phép (licensor) và người nhận phép (licensee).

Cấp phép là việc bên giao chấp thuận cho bên nhận sử dụng trong một thời hạn nào đó một vật liệu; một tài năng vô hình hay hữu hình nào đó của mình; đã được đăng ký bảo hộ (để không ai bắt chước). Các thứ kia được gọi là đối tượng sở hữu công nghiệp; hoặc trí tuệ và bao gồm: sáng chế; nhãn hiệu hàng hóa; bí mật kinh doanh; giống cây trồng mới; các loại phần mềm; quyền tác giả. Quá trình chuyển giao các đối tượng này gọi là chuyển giao công nghệ.

Trong thời đại công nghệ và kinh tế tri thức, các sản phẩm trí tuệ hoàn toàn khác với mọi hàng hoá thông thường và thuộc loại dịch vụ đặc biệt. Tính chất đặc biệt này được thể hiện trong quá trình sử dụng mà giá trị và hiệu quả của sản phẩm trí tuệ mang lại thường rất lớn, có thể gấp nhiều lần so với các hàng hoá thông thường khác.

Cấp phép thực chất là hoạt động giao dịch về sản phẩm trí tuệ, theo đó giá cả mua bán được hình thành và biến động theo quan hệ cung cầu của thị trường sản phẩm đặc biệt này và phụ thuộc vào mức lợi nhuận mang lại.

Mọi vướng mắc trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp đều có thể được hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chất lượng. Để tìm hiểu chi tiết, vui lòng truy cập: Dịch vụ pháp lý về doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

Đặc điểm và lợi thế của cấp giấy phép (Licensing)

Licensing là cách thức tiến hành phù hợp với yêu cầu của các bên chủ thể kinh doanh quốc tế, trong đó: bên cấp phép (Licensor) thường là những công ty quốc tế, điển hình là các công ty xuyên quốc gia. Sau một thời gian sở hữu và sử dụng sản phẩm trí tuệ, họ cần khai thác chúng triệt để hơn và nhanh hơn thông qua cấp phép. Như vậy bên cấp phép có điều kiện để đầu tư, đổi mới kịp thời sản phẩm trí tuệ khác nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường vì thường xuyên tiếp cận được công nghệ mới nhất.

Bên được cấp phép (Licensee) thường là các công ty quốc gia đi sau về công nghệ cho nên có nhu cầu công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện cụ thể của mình về tài chính và khả năng quản lí nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh quốc tế ổn định và ngày càng mở rộng.

Các chi phí cấp phép thường thấp và nhìn chung không lớn. Điều đó là tất yếu khách quan, bởi lẽ bên cấp phép đã sử dụng phần lớn sản phẩm trí tuệ trong suốt một thời gian nhất định. Việc cấp phép, xét cho cùng, là cách tận thu để kịp thời đổi mới công nghệ hiện đại; trong điều kiện cách mạng công nghệ tiến như vũ bão và hao mòn vô hình diễn ra rất nhanh chóng.

Licensing là chiến lược kinh doanh quốc tế rất được ưu chuộng đối với các công ty nhỏ và vừa. Như trên đã nói, họ là những doanh nghiệp đi sau về công nghệ. Lại thích hợp với chi phí thấp và trình độ quản lí không quá cao.

Ví dụ về cấp giấy phép Licensing hiện nay tại Việt Nam 

Ở Việt Nam Việc cấp phép phổ biến nhất hiện nay là cấp phép nhãn hiệu. Tức là bên nhận được sử dụng nhãn hiệu của bên giao để gắn vào sản phẩm của mình. Khi cho bên nhận sử dụng nhãn hiệu, bên giao cũng sợ mất danh tiếng; nên họ sẽ buộc bên nhận phải sản xuất theo công nghệ của họ (để bảo đảm chất lượng); do vậy hai bên sẽ ký một hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Bên nhận muốn nắm công nghệ thì phải học; cho nên sẽ có một hợp đồng thứ hai là hỗ trợ kỹ thuật; khi ấy hai bên mới ký hợp đồng cấp phép nhãn hiệu. Hợp đồng buộc bên nhận trả tiền bản quyền bằng cách trả một số bách phân doanh thu hàng tháng. Hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật đòi bên nhận trả chi phí huấn luyện, sách vở. Hợp đồng công nghệ đòi trả tiền bản quyền tính trên doanh thu hàng tháng.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện; nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here