Nội dung bài viết [Ẩn]
..Hiện nay nhà nước đang có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vậy vấn đề hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được pháp luật quy định thế nào?
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198Theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Hiện nay Việt Nam có 1,7 triệu doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ. Riêng loại hình doanh nghiệp nhỏ, vừa có đặc điểm số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người. Đồng thời đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây.
(i) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.
(ii) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
Xác định quy mô các loại hình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hợp lý. Ta cần dựa vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, theo quy định của Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định:
Lĩnh vực hoạt động | Doanh nghiệp nhỏ | Doanh nghiệp vừa |
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng | Số lao động tham gia BHXH bình quân năm: từ >10 – 100 người Tổng doanh thu của năm: từ >3 – 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn: từ >3 – 20 tỷ đồng. | Số lao động tham gia BHXH bình quân năm: từ >100 – 200 người Tổng doanh thu của năm: từ >50 – 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn: từ >20 – 100 tỷ đồng. |
Thương mại, dịch vụ | Số lao động tham gia BHXH bình quân năm: từ >10 – 50 người Tổng doanh thu của năm: từ >10 – 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn: từ >3 – 50 tỷ đồng. | Số lao động tham gia BHXH bình quân năm: từ >50 – 100 người Tổng doanh thu của năm: từ >100 – 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn: từ >50 – 100 tỷ đồng. |
Doanh nghiệp siêu nhỏ có các đặc điểm. Có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10. Tổng doanh thu năm hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng. Đối với lĩnh nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng. Còn đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ. Tổng doanh thu năm hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 10 tỷ đồng.
Để phân biệt được doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ và vừa thì cần dựa vào ba tiêu chí. Đó là lĩnh vực hoạt động, số lao động tham gia BHXH bình quân năm, tổng doanh thu. Tất cả lần lượt theo quy định của Nghị định 39/2018/NĐ-CP.
Xem thêm: Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
Theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là miễn, giảm chi phí tham gia các khóa đào tạo. Với điều kiện các doanh nghiệp này sử dụng ngân sách nhà nước về khởi sự kinh doanh. Quản trị doanh nghiệp, đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể, có 3 hình thức hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định:
Ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp tối thiểu 50% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Khi đó doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ được miễn học phí tham gia khóa đào tạo.
Khi doanh nghiệp nhỏ và vừa khi cử lao động tham gia khóa đào tạo trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 03 tháng. Chương trình này được miễn chi phí đào tạo. Các chi phí còn lại do doanh nghiệp nhỏ và vừa và người lao động thỏa thuận. Lao động tham gia khóa đào tạo phải đáp ứng các điều kiện sau: i) Đã làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tối thiểu 06 tháng liên tục; ii) Không quá 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ. Trên đây là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về mảng đào tạo nghề.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến. Luật quy định hỗ trợ doanh nghiệp này 50% tổng chi phí của một khóa đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhưng không quá 01 lần một năm.
Khóa đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp có tối thiểu 10 học viên.
Ngày 17 tháng 4 năm 2013. Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 601/QĐ-TTg thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, (tên giao dịch tiếng Anh: Small and Medium Enterprise Development Fund, viết tắt là SMEDF). Quỹ này được thành lập nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án, phương án sản xuất – kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước. Phù hợp với mục đích hoạt động của Quỹ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động, sản xuất – kinh doanh thuộc Danh mục các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ của Quỹ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành trong từng thời kỳ).
Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước, trực thuộc Bộ KH&. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán riêng, có con dấu. Được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc các ngân hàng thương mại.
Theo quy định của Quyết định số 601/QĐ-TTg. Hội đồng quản lý Quỹ gồm có sáu (06) thành viên. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là một lãnh đạo Bộ KH&ĐT; năm (05) thành viên là lãnh đạo của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ KH&ĐT; Giám đốc Quỹ và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Hội đồng quản lý Quỹ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm theo nhiệm kỳ năm (05) năm. Được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ. Bộ trưởng Bộ KH&ĐTquyết định cơ cấu tổ chức của Quỹ.
Vốn điều lệ của Quỹ do ngân sách nhà nước cấp là 2.000 (hai nghìn) tỷ đồng. Việc tăng vốn điều lệ của Quỹ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ KH&ĐT sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.
Quỹ thực hiện các chức năng. Cho vay, tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị và tiếp nhận, quản lý nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Quỹ thực hiện cho vay dưới hai hình thức. Quỹ trực tiếp cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp sáng tạo. Doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị có nhu cầu vay vốn. Thứ hai là quỹ thực hiện cho vay gián tiếp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua giao vốn cho các ngân hàng thương mại.
Quỹ tài trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Bằng cách thông qua phương thức cấp vốn không hoàn lại từ nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân hoặc vốn bổ sung từ kết quả hoạt động của Quỹ. Để được tài trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị phải có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Mức tài trợ vốn không quá 01 (một) tỷ đồng cho một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nhưng không quá 50% vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị.
Quỹ còn thực hiện chức năng tiếp nhận và quản lý nguồn vốn vay. Và tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân. Mục đích hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Quỹ thực hiện các hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: tổ chức hội thảo, truyền thông, đào tạo, tư vấn, xúc tiến, thương mại, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu. Căn cứ nguồn vốn hoạt động và kế hoạch hoạt động hàng năm, Quỹ lập dự án, đề án hỗ trợ nghiên cứu phát triển; dự án, đề án, thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đảm bảo hỗ trợ hiệu quả, đúng đối tượng.
Với mục đích hướng tới hỗ trợ theo trọng tâm, trọng điểm. Quỹ tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp sáng tạo. Doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Đối với các nguồn vốn tiếp nhận, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thì Quỹ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng các điều kiện của nhà tài trợ và phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như sau:
– Hỗ trợ tối thiểu 50% chi phí tổ chức một khóa đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị kinh doanh
– 100% học phí đối với học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa có trụ sở tại địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
– 100% học phí đối với học viên của các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ khi tham gia các khóa đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị kinh doanh và quản trị kinh doanh chuyên sâu
Xem thêm: Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
Theo quy định của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP. Quy định chi tiết các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, cụ thể như sau:
Ủy ban nhân dân, thành phố trực thuộc trung ương giao Sở KH&ĐT hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn miễn phí hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp về các trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, các chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện (nếu có).
Hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ hướng dẫn các nội dung nêu trên, chuẩn bị các hồ sơ đề nghị (Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế; Bản sao hợp lệ chứng từ nộp lệ phí môn bài, các loại thuế và khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có); Tờ khai thuế trong thời hạn 01 năm trước khi chuyển đổi) thông qua hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến đến Sở KH&ĐT.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Sở KH&ĐT có trách nhiệm hỗ trợ thông tin cần thiết, tư vấn, hướng dẫn miễn phí các nội dung nêu trên.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa lựa chọn chuyển đổi từ hộ kinh doanh được hỗ trợ miễn phí đăng ký kinh doanh lần đầu tại cơ quan đăng ký kinh doanh, hỗ trợ miễn phí công bố nội dung đăng ký kinh doanh lần đầu tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa lựa chọn chuyển đổi từ hộ kinh doanh tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà không thay đổi về quy mô thì gửi đề nghị tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bản liên quan đến điều kiện ''bỏ vốn'' kinh doanh.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của các doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp văn bản. Văn bản này liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa lựa chọn chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Sẽ được hỗ trợ miễn phí lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm. Kể từ ngày được cấp Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Sẽ được hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn miễn phí về thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán. Chính sách đó có thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Tài chính thực hiện hỗ trợ tư vấn, thông báo, lựa chọn thông tin để hướng dẫn miễn phí về thủ tục hành chính thuế và các chế độ kế toán theo quy định trên.
Tham khảo thêm mức hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Nghị định 80/NĐ-DP.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm