Hiện nay, trên lãnh thổ Việt Nam có khá nhiều đơn vị kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh. Thực tế có nhiều hộ kinh doanh thu nhập tới hàng trăm tỷ một năm nhưng chưa tiến hành lập doanh nghiệp. Để đảm bảo quyền lợi và tính hợp pháp của mình cũng như phát triển quy mô kinh doanh, hộ kinh doanh nên chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp.
Thế nào là Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp?
Hộ kinh doanh là loại hình kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Khác với doanh nghiệp, hộ kinh doanh không có con dấu, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, không được thực hiện các quyền mà pháp luật quy định cho doanh nghiệp.
- Quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Quy định về việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp
Nghị định 108/2018/NĐ-CP quy định về chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp như sau:
“Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh bao gồm bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế và các giấy tờ quy định tại Điều 21, Điều 22 và Điều 23 Nghị định này tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh”.
Như vậy, muốn chuyển đổi loại hình hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh để thực hiện thủ tục này.
Hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp
Hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp bao gồm: Giấy đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh (bản chính); Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản sao y chứng thực); Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty; Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập; Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên hộ kinh doanh; Hợp đồng dịch vụ hoặc văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục; Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ
Trình tự, thủ tục chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp
Bước 1: Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở.
Bước 2: Phòng đăng ký kinh doanh xem xét hồ sơ và cấp đăng ký doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh.
Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu cho doanh nghiệp mới chuyển đổi từ hộ kinh doanh.
Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198, E-mail: info@everest.net.vn.