Chuyển giao quyền giống cây trồng là việc chủ văn bằng bảo hộ cho phép chủ thể khác thực hiện một số hành vi thuộc quyền sử dụng đối với giống cây trồng của mình.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Quyền đối với giống cây trồng là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể liên quan như: tác giả, chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng có quyền sử dụng, phát triển, chuyển giao cho người khác, và được hảo hộ khi bị chủ thể khác xâm phạm.
Quyền đối với giống cây trồng là quyền của cá nhân, tổ chức đối với giống cây trồng do mình khởi tạo, phát hiện, phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Quyền đối với giống cây trồng là quyền sở hữu tài sản được hình thành từ kết quả của quá trình chọn tạo giống cây trồng, do đó, chủ sở hữu hoàn toàn có các quyền đối với tài sản của mình. Trên cơ sở thực hiện quyền của chủ sở hữu sẽ phát sinh các quan hệ với các chủ thể khác qua việc khai thác giống cây trồng. Pháp luật điều chỉnh quan hệ này nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan.
Quyền đối với giống cây trồng được hiểu theo nhiều phương diện:
- Theo phương diện khách qua thì quyền đối với giống cây trồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình chọn tạo, khai thác giống cây trổng và ngăn chặn hành vi xâm phạm đến quyền này của chủ văn bằng bảo hộ.
- Theo phương diện chủ quan thì quyền đối với giống cây trồng là quyền của tác giả, chủ sở hữu giống cây trồng. Trong đó, tác giả, chủ sở hữu giống cây trồng có các quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy định pháp luật.
Như vậy, quyền đối với giống cây trồng là tổng hợp quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng do việc chọn tạo, sử dụng, phát triển, chuyển giao cho người khác nhằm thừa kế, và quyền tác giả, chủ văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng được bảo hộ bị xâm phạm.
Bạn đọc tham khảo thêm điều kiện bảo hộ giống cây trồng
Chuyển giao quyền giống cây trồng hay còn gọi là chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ cho phép chủ thể khác thực hiện một hoặc một số hành vi thuộc quyền sử dụng đối với giống cây trồng của mình.
Chủ thể chuyển giao quyền quyền giống cây trồng là chủ bằng bảo hộ giống cây trồng hay còn gọi là bên chuyển giao; Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và điều kiện sử dụng gọi là bên nhận chuyển giao.
Khi chuyển giao quyền giống cây trồng thì các bên phải tiến hành làm hợp đồng chuyển giao quyền cây trồng để tránh các rủi ro pháp lý về sau. Hợp đồng chuyển giao quyền cây trồng cần quy định rõ hình thức và nguyên tắc cũng như nội dung hợp đồng.
Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện của bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao. Bên cạnh đó, quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước và phải phù hợp với các điều kiện sau đây:
Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng chuyển giao quyền giống cây trồng sẽ do các bên thỏa thuận trong giới hạn mà pháp luật cho phép. Cụ thể về quyền của các bên như sau:
Bên nhận chuyển giao quyền có các quyền sau đây:
Bên chuyển giao quyền có quyền cho phép hoặc không cho phép bên nhận quyền chuyển giao quyền sử dụng lại cho bên thứ ba.
Về nghĩa vụ của các bên thì tương ứng với quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia. Hai bên có thể thỏa thuận để đưa ra quyền và nghĩa vụ phù hợp với quy định pháp luật và đảm bảo quyền và lợi ích các bên.
Xem thêm thông tin liên quan tại Thủ tục bảo hộ giống cây trồngTrong các trường hợp sau đây, quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao cho chủ thể khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không cần được sự đồng ý của chủ bằng bảo hộ hoặc người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng là cá nhân được chủ bằng bảo hộ chuyển giao quyền sử dụng độc quyền. Cụ thể như sau:
Quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước phải phù hợp với các điều kiện sau đây:
Điều 196 Luật sở hữu trí tuệ và được hướng dẫn bởi Điều 28, Điều 31 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP quy định thẩm quyền và thủ tục chuyển giao quyền theo quyết định bắt buộc được xác định chủ bằng bảo hộ bị bắt buộc phải chuyển giao quyền sử dụng có các quyền sau đây:
Theo quy định tại Điều 197 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì chủ bằng bảo hộ bị bắt buộc phải chuyển giao quyền giống cây trồng có các quyền sau đây:
- Nhận đền bù tương ứng với giá trị kinh tế của quyền đó hoặc tương đương với giá chuyển giao quyền theo hợp đồng có phạm vi và thời hạn tương ứng.
- Yêu cầu cơ quan quản lý về quyền đối với giống cây trồng sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của việc chuyển giao bắt buộc quyền khi điều kiện dẫn đến việc chuyển giao đó đã chấm dứt và việc sửa đổi, hủy bỏ, đình chỉ hiệu lực đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng bắt buộc.
Để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề trên, mời bạn đọc tham khảo thêm tại Sở hữu trí tuệ
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm