Bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh, khác nhau thế nào?

Bởi Trần Thu Trà - 29/05/2020
view 303
comment-forum-solid 0

Sáng chế và bí mật kinh doanh là hai đối tượng tiêu biểu có quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ theo quy định của pháp luật. Nhưng liệu cơ chế bảo hộ của hai đối tượng trên có những điểm gì giống và khác nhau?

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Điểm giống nhau giữa bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh

Khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”

Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.”

Như vậy, sáng chế với bí mật kinh doanh đều nằm trong hoạt động kinh doanh và là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp và đều được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

cơ chế bảo hộ Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Về điểm khác biệt giữa bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh

Về phạm vi, đối tượng bảo hộ

Đối với sáng chế thì phạm vi, đối tượng bảo hộ hẹp hơn, chỉ gồm thông tin liên quan đến kỹ thuật

Đối với bí mật kinh doanh phạm vi, đối tượng bảo hộ rộng hơn, gồm một số thông tin như: Thông tin công nghệ, bí quyết kĩ thuật; Thông tin thương mại: danh sách khách hàng, chiến lược marketing..; Thông tin tài chinh: doanh số,..

Về căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp

Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký của Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó

Chính vì thế, khi xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu sáng chế, chủ sở hữu chỉ cần có Văn bằng bảo hộ sáng chế để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình. Còn trong trường hợp tranh chấp về bí mật kinh doanh thì chủ sở hữu phải chứng minh thông tin đáp ứng điều kiện bảo hộ là bí mật kinh doanh.

Về tính bộc lộ

Khi nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế đến cơ quan đăng ký, người nộp đơn phải bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế và công khai trong bản mô tả và bản tóm tắt sáng chế. Việc quy định như vậy nhằm tránh trùng lặp và tạo điều kiện phát triển khoa học kĩ thuật dựa trên sang chế phụ thuộc vào sang chế cơ bản.

Đối với bí mật kinh doanh thì do có tinh bảo mật nên không được bộc lộ

Về điều kiện bảo hộ

Luật Sở hữu trí tuệ quy định điều kiện bảo hộ sang chế cao hơn bí mật kinh doanh, gồm: Có tính mới; Có trình độ sáng tạo; Có khả năng áp dụng công nghiệp

Bí mật kinh doanh thì điều kiện bảo hộ thấp hơn do:

(i) Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

(ii) Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

(iii) Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Về thời hạn được bảo hộ

Thời hạn bảo hộ đối với bằng sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 (hai mươi) năm kể từ ngày nộp đơn (Theo khoản 2 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005)

Luật Sở hữu trí tuệ không quy định thời hạn bảo hộ, tuy nhiên sẽ chấm dứt bảo hộ khi không còn đáp ứng điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh

Về quyền của chủ sở hữu

Chủ sở hữu độc quyền sáng chế khai thác sử dụng và có quyền ngăn cấm người khác sử dụng. Trong trường hợp họ tạo ra độc lập, không biết đến sang chế của chủ sở hữu thì vẫn bị coi là hành vi xâm phạm

Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định một số trường hợp hạn chế quyền của chủ sở hữu bí mật kinh doanh tại khoản 3, điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ

Về cơ chế thực thi

Khi có tranh chấp xảy ra, chủ sở hữu sáng chế chứng minh quyền của mình bằng Bằng độc quyền sang chế.

Khi có tranh chấp xảy ra, chủ sở hữu bí mật kinh doanh phải cung cấp chứng cứ chứng minh quyền sở hữu của minh, chứng minh chủ thể khác tạo ra bí mật kinh doanh đó bất hợp pháp,…

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Trần Thu Trà

Trần Thu Trà

https://luatcongty.vn Trần Thu Trà là một cô gái nhiệt tình, vui vẻ và yêu đời. Có niềm đam mê với việc viết lách, thích tìm hiểu, phân tích các vấn đề pháp lý khác nhau để tạo thêm nhiều giá trị cho bản thân. Vì vậy rất mong muốn được chia sẽ những kiến thức mà mình học hỏi và tìm hiểu đến bạn đọc. Các bài viết của Trà trên website luatcongty.vn là những kiến thức mà Trà muốn chia sẻ đến mọi người

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.89815 sec| 991.922 kb