Trong thực tiễn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, hiệu quả của công tác quản lý hợp đồng xây dựng phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ khách quan của biến động các yếu tố thị trường xây dựng đến chủ quan của các chủ thể quản lý. Trong đó vấn đề phân chia tách gói thầu xây dựng trong giai đoạn lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của quản lý hợp đồng xây dựng nói riêng và quản lý dự án đầu tư xây dựng nói chung cho cả dự án.
Quy định về chỉ định thầu là như thế nào?
Căn cứ tại Điều 22 Luật Đấu thầu năm 2013; chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
"a) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng; sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách; b) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn; mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó. Do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ; bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;
Như vậy có thể thấy về việc chỉ định thầu chỉ được áp dụng thực hiện vào trong các trường hợp cụ thể..Theo quy định của Luật đấu thầu năm 2013; người có thẩm quyền sẽ quyết định áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu; trong đó bao gồm cả hình thức chỉ định thầu khi phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu.
Quy định pháp luật về hạn mức của việc chỉ định thầu
Căn cứ tại Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu thì: “Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa; xây lắp; hỗn hợp; mua thuốc, vật tư y tế; sản phẩm công; Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên”.
Như vậy có thể thấy chủ đầu tư; cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định; giao cho nhà thầu có năng lực; kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu. Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi; nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện; chất lượng công việc cần đạt được; giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, chủ đầu tư; hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt kết quả chỉ định thầu; ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu.
Có được chia tách gói thầu vượt hạn mức để chỉ định thầu?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 6 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về căn cứ phân chia gói thầu như sau: “Việc phân chia dự án thành các gói thầu: Việc phân chia dự án thành các gói thầu căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, tính đồng bộ của dự án và sự hợp lý về quy mô gói thầu".
Như vậy, để thực hiện được việc chia tách gói thầu thì cần phải đáp ứng được quy định như sau: Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu, trong đó bao gồm nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Phải giải trình các nội dung đó được quy định tại Điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Phải nêu rõ cơ sở của việc chia dự án thành các gói thầu. Nghiêm cấm việc chia dự án thành các gói thầu trái với quy định của Luật Đấu thầu năm 2013; nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.
Vậy, chỉ khi đáp ứng các điều kiện trên mới được phép chia tách gói thầu theo quy định.
Xem thêm:
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện; nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm