Nhiều công chức muốn đầu tư thành lập và hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, pháp luật có quy định cụ thể đối với loại chủ thể đặc biệt này.
Công chức là công dân Việt Nam, được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, nằm trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020, một số tổ chức, cá nhân không được thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trong đó có: “Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức”.
Khoản 3 Điều này có quy định: “Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức”.
Tại Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định về những việc mà người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm. Cụ thể: “b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác; d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, cán bộ, công chức hay viên chức không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, họ vẫn được phép góp vốn, mua cổ phần vào công ty.
Từ các quy định trên, có thể rút ra một số trường hợp công chức có thể tham gia góp vốn ở một số loại hình doanh nghiệp. Ví dụ: Có thể tham gia mua cổ phần vào công ty cổ phần (nhưng không tham gia dưới tư cách thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát). Có thể tham gia góp vốn vào công ty hợp danh dưới tư cách thành viên góp vốn (nhưng không phải thành viên hợp danh).
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm