Đăng ký bản quyền tác phẩm nhiếp ảnh là việc rất quan trọng để tác giả, chủ sở hữu được pháp luật bảo vệ mọi quyền và lợi ích đối với tác phẩm này. Tác phẩm nhiếp ảnh là những tác phẩm nghệ thuật mà chúng ta hằng ngày có thể dễ dàng nhìn thấy được và nó được tác giả thực hiện bằng cả tâm huyết, công sức để tạo ra một tác phẩm mang tính nghệ thuật cao.Bài viết này sẽ nêu cho bạn rõ các vấn đề liên quan đến việc đăng ký bản quyền tác phẩm nhiếp ảnh một cách đầy đủ nhất.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì tác phẩm điện ảnh là tác phẩm được pháp luật bảo hộ quyền tác giả.
Chính vì thế nó có đầy đủ các quyền đối với quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Việc đăng ký này vừa để công nhận sự sáng tạo của tác giả cũng như được pháp luật đảm bảo mọi quyền và lợi ích cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
Nó còn giúp cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đó ngăn chặn các hành vi sử dụng trái phép, sao chép tác phẩm.
Thực tế để chứng minh quyền sở hữu tác phẩm mà chưa đăng ký sẽ gặp rất nhiều khó khăn hay việc xác định hành vi xâm phạm cũng rất nan giải. Vì thế khi đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm và được cấp Bằng độc quyền thì tấm bằng này sẽ là bằng chứng thép để chứng mình quyền sở hữu khi có tranh chấp xảy ra.
(i) Phải do tác giả trực tiếp sáng tạo mà không được sao chép từ tác phẩm của người khác.
(ii) Điều kiện về pháp nhân: Là tổ chức, cá nhân Việt Nam; Cá nhân, tổ chức nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào khác hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; Cá nhân, tổ chức nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.
Cần chuẩn bị một hồ sơ đầy đủ bao gồm các tài liệu như sau:
(i) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư (Nếu chủ sở hữu là doanh nghiệp hay tổ chức)
(ii) Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu
(iii) Chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu/Căn cước công dân của tác giả
(iv) Giấy cam đoan của tác giả trong quá trình tạo ra bức ảnh, không sao chép hoặc vi phạm quy định của pháp luật.
(v) Giấy ủy quyền nếu người nộp đơn là người được ủy quyền.
(iv) Văn bản đồng ý của các đồng tác giá, nếu tác phẩm có đồng tác giả.
(v) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu nếu tác phẩm đó thuộc sở hữu chung.
(vi) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (nếu có)
(vii) 2 tác phẩm nhiếp ảnh được định hình.
*Lưu ý: Các tài liệu trên phải được viết bằng Tiếng Việt, trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra Tiếng Việt.
Tờ khai này phải do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ký tên, ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn.
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký bảo hộ tác phẩm nhiếp ảnh, mọi người nộp cho Cục Bản quyền tác giả. Có thể nộp theo các hình thức sau:
(i) Nộp trực tiếp
(ii) Nộp thông qua đường bưu điện tới Cục
(iv) Giấy ủy quyền (nếu có)
Trong khoảng 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho người nộp hồ sơ.
Trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản để người nộp đơn có thể sửa đổi bổ sung và có ý kiến.
Thời hạn bảo hộ đối với các quyền nhân thân sẽ là vô thời hạn. Tuy nhiên đối với quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm thì có thời hạn là 75 năm.
Thời hạn bảo hộ đối với quyền tài sản là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Đối với tác phẩm chưa được công bố trong thời hạn 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình thì có thời hạn bảo hộ là 100 năm.
Xem thêm: Những khác biệt cơ bản giữa thương hiệu và nhãn hiệu
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm