Mức vốn điều lệ bao nhiêu để công ty được lợi hơn?

Bởi Cao Bích Tuyền - 10/07/2020
view 303
comment-forum-solid 0

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Đăng ký mức vốn điều lệ bao nhiêu để công ty được lợi hơn? Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Vốn điều lệ là gì

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. Theo đó, hiểu đơn giản rằng, vốn điều lệ chính là mức vốn mà các thành viên cam kết góp tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Doanh nghiệp dự kiến kinh doanh những ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định thì có thể đăng ký vốn điều lệ tùy theo loại hình, quy mô và định hướng kinh doanh của mình. Còn đối với những doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, mức vốn điều lệ phải đảm bảo bằng hoặc lớn hơn mức vốn pháp định. Nhìn chung, pháp luật không quy định vốn điều lệ tối thiểu cần có khi thành lập công ty.

Ý nghĩa của vốn điều lệ

Là phạm vi chịu trách nhiệm tài sản của công ty đối với các đối tác.

Đối với trường hợp doanh nghiệp tư nhân thì có vốn đầu tư, được biểu thị trong giấy đề nghị đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên vì tính chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tư nhân, ý nghĩa của vốn điều lệ không được đặt ra.

Vốn thành lập công ty bao gồm những loại vốn nào?

Thứ nhất, Vốn điều lệ khi thành lập công ty

Vốn điều lệ công ty là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. Sau đó được công ty đăng ký với sở kế hoạch và đầu tư theo nhu cầu hoạt động của công ty. Đây là khoản vốn được doanh nghiệp tự do đăng ký và không có ràng buộc gì với quy định của pháp luật, người góp vốn sẽ chịu trách nhiệm trên khoản vốn góp của mình. Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu, hoặc mức vốn điều lệ công ty tối đa là bao nhiêu khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh bình thường. Tham khảo chi tiết tại bài:" Vốn điều lệ là gì?"

Ví dụ: Sau khi tìm hiểu thành lập công ty cổ phần cần những gì, thì bạn cần tính chi phí hoạt động của công ty gồm phí phát sinh, dự định là khoảng 3 tỷ đồng, nguồn vốn mở rộng hoạt động khoảng 1,2 tỷ vì vậy có thể đăng ký vốn điều lệ khoảng 4,2 tỷ đồng.

Thứ hai, Vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp

Vốn pháp định công ty là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có đủ theo quy định của pháp luật đối với ngành kinh doanh có điều kiện tương ứng về vốn để thành lập công ty. Tức là khi doanh nghiệp đăng ký một ngành nghề mà nằm trong danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định tại link dưới đây thì theo quy định của pháp luật cần có đủ số vốn theo quy định từng ngành nghề kinh doanh bên dưới thì doanh nghiệp mới có đủ điều kiện hoạt động. Tham khảo chi tiết tại bài:"Ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định"

Vốn pháp định cũng là số tiền tối thiểu để công ty được thành lập theo quy định của nhà nước. Tuỳ  vào loại hình kinh doanh có điều kiện hay không điều kiện mà có có mức vốn khác nhau.

Ví dụ: kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có đủ vốn 2 tỷ thì mới đăng ký được. Nếu bạn có 1,5 tỷ thì sẽ không đăng ký được ngành này.

Trong đăng ký ngành nghề kinh doanh có 2 dạng: ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề kinh doanh không có điều kiện (ngành nghề bình thường). Ngành nghề kinh doanh có điều kiện lại chia làm 2 loại:

(i) Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định. (ii) Ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề.

Muốn đăng ký được ngành nghề có điều kiện yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp phải đăng ký được số vốn pháp định (vốn tối thiểu để đăng ký 1 ngành nghề có điều kiện quy định tai bảng ngành nghề kinh doanh có điều kiện tùy vào từng ngành).

Ví dụ: 1 số ngành kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định (mức vốn tối thiểu) như sau: dịch vụ bảo vệ, đòi nợ (tối thiều 2 tỷ), kinh doanh Bất động sản (tối thiều 20 tỷ), ..... còn 1 số ngành khác nó quy định trong biểu mục.

Thứ ba, Vốn ký quỹ để làm làm thủ tục thành lập công ty

Đây là số vốn mà doanh nghiệp của bạn phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng, nhằm đảm bảo sự hoạt động của công ty.

Ví dụ khi thành lập công ty TNHH cho kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế inbound là 250 triệu, outbound là 500 triệu. Dịch vụ bảo vệ, đòi nợ thuê là 2 tỷ đồng.

Thứ tư, Vốn góp nước ngoài trong việc thành lập doanh nghiệp

Đây là phần vốn có tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc sử dụng toàn bộ vốn để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Loại vốn này chỉ có những công ty liên quan tới nước ngoài mới cần chú ý tới.

Lưu ý: Số vốn góp ảnh hưởng trực tiếp tới việc nộp thuế môn bài sau khi hoàn tất quy trình thành lập công ty nên các doanh nghiệp cần phải chú ý tuyệt đối vấn đề này.

Mức vốn điều lệ bao nhiêu để công ty được lợi hơn

Việc để vốn điều lệ bao nhiêu không ảnh hưởng quá nhiều tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản, mức vốn điều lệ chỉ tác động tới mức lệ phí môn bài mà công ty phải đóng, cụ thể:

  • Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư > 10 tỷ đồng: Lệ phí môn bài phải nộp - 03 triệu đồng/năm;
  • Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ≤ 10 tỷ đồng: Lệ phí môn bài phải nộp - 02 triệu đồng/năm;
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: Lệ phí môn bài phải nộp - 01 triệu đồng/năm.

Có 2 thời điểm trong năm khi thành lập, lệ phí môn bài có sự chênh lệch với nhau:

  • Thành lập trong 06 tháng đầu năm (01/01 - 30/6): Đóng 100% mức lệ phí môn bài theo quy định;
  • Thành lập trong 06 tháng cuối năm (01/07 - 31/12): Phải đóng 50% mức lệ phí môn bài theo quy định.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, vốn điều lệ cũng chính là sự cam kết trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với đối tác, khách hàng. Do đó:

  • Vốn điều lệ ở mức thấp hoặc quá thấp: Trách nhiệm vật chất của người góp vốn giảm xuống nhưng sẽ khó tạo niềm tin cho đối tác;
  • Vốn điều lệ ở mức cao hoặc quá cao: Trách nhiệm vật chất tăng, tính chịu rủi ro của người góp vốn cũng tăng theo nhưng sẽ dễ dàng tạo sự tin tưởng với đối tác, khách hàng hơn đặc biệt trong các hoạt động đấu thầu…

Vì vậy, khi đăng ký vốn điều lệ, cần cân nhắc đến các yếu tố như khả năng tài chính, quy mô kinh doanh, định hướng phát triển…

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.
Cao Bích Tuyền

Cao Bích Tuyền

https://luatcongty.vn Cao Bích Tuyền là sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng. Hiện tại Bích Tuyền đang là content editor của website luatcongty.vn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
2.41064 sec| 1007.805 kb