Những người có ý tưởng bắt đầu kinh doanh thường phải đối mặt với nhiều câu hỏi khó cũng như đứng trước nhiều lựa chọn khác nhau. Một trong những lựa chọn kinh doanh hấp dẫn cho những nhà đầu tư; đặc biệt khi họ muốn thử sức ở một lĩnh vực kinh doanh mới với rất ít kinh nghiệm; chính là việc liệu rằng họ có nên đầu tư vào mô hình nhượng quyền hay không?
Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên pháp lý Đinh Thị Thương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài (24/7): 1900 6198Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
(i) Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
(ii) Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Có một số ưu thế rất rõ ràng khi đầu tư vào một mô hình nhượng quyền như sau:
Bằng cách gia nhập một nhượng quyền, nhà đầu tư đang áp dụng mô hình kinh doanh đã được kiểm chứng thành công. Trong trường hợp các mạng lưới nhượng quyền có uy tín, nhà đầu tư cũng có thể mua một thương hiệu nổi tiếng ở khu vực hoặc quốc gia. Nói ngắn gọn, bên mua nhượng quyền có thể mở chi nhánh ở gần như bất kỳ nơi nào và được nhận diện thương hiệu ngay từ ngày đầu tiên, không giống như một công ty khởi nghiệp độc lập.
Bên bán nhượng quyền sẽ có trách nhiệm hỗ trợ nhà đầu tư về khía cạnh kinh doanh. Khi bên bán nhượng quyền vững mạnh hơn sẽ có xu hướng tuyển các nhượng quyền trong khu vực. Vì bên mua nhượng quyền sẽ thu được lợi ích riêng khi nhà đầu tư thành công. Đặc biệt là nếu họ nhận được lợi nhuận theo tỷ lệ phần trăm. Do đó họ có động lực giúp nhà đầu tư phát triển doanh nghiệp; bán được nhiều hàng hơn và cuối cùng là tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.
Như đã phân tích ở trên, mô hình kinh doanh này đã được kiểm nghiệm; và xét về mặt lý thuyết, lợi ích chính của việc này là rủi ro nhà đầu tư gặp phải khi tham gia vào mô hình nhượng quyền sẽ thấp hơn so với việc đầu tư vào một doanh nghiệp khởi nghiệp. Đơn giản là vì đã có một bản kế hoạch chi tiết (tài liệu hướng dẫn vận hành) đã được kiểm chứng và sẽ thu được lợi ích kinh doanh từ kinh nghiệm của bên bán nhượng quyền.
Không giống như việc góp cổ phần vào các doanh nghiệp đã được niêm yết trên sàn chứng khoán và những tài sản cho thuê, nhà đầu tư sẽ đầu tư trực tiếp vào hiệu quả kinh doanh của chính mình, dù là ở cấp độ điều hành ( thông qua việc dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động điều hành doanh nghiệp) hay ở cấp độ quản lý/chiến lược.
Lợi thế khi đầu tư vào mô hình nhượng quyền là sự sẵn lòng hỗ trợ của ngân hàng lớn. Một doanh nghiệp vận hành theo mô hình nhượng quyền ít rủi ro hơn doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung. Nguyên nhân là nhờ những ưu thế đã được đề cập ở trên; trong đó nhà đầu tư nhận được một bản kế hoạch chi tiết đã được kiểm chứng; có khả năng mang lại hiệu quả ở một số khu vực trước đó. Mang lại cho ngành nhượng quyền các điều khoản vay ngân hàng tốt hơn so với doanh nghiệp không phải nhượng quyền.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm