Quyền tác giả là quyền của tổ chức, các nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Một tác phẩm muốn được bảo hộ quyền tác giả thì tác phẩm đó phải đảm bảo các điều kiện bảo hộ quyền tác giả. Vậy điều kiện bảo hộ quyền tác giả là gì ? Làm sao để tác phẩm được bảo hộ?
Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả
Theo quy định của pháp luật Việt Nam có hai điều kiện bảo hộ quyền tác giả, cụ thể:
Thứ nhất, tác phẩm phải có tính sáng tạo, mang tính mới mẻ do chính tác gải tạo nên, không sao chép lại. Tác phẩm đang ký bảo hộ phải là kết quả quá trình nghiên cứu sáng tạo của tác giả và mamg dấu ấn riêng của tác giả.
Thứ hai, xét về hình thức thể hiện của tác phẩm. Các tác phẩm muốn được bảo hộ cần phải được thể hiện dưới dạng hình thức nhận định, có thể nhận biết được. Về vấn đề này pháp luật Việt Nam có sự khác biệt so với một số nước. Theo Công ước Berne năm 1886, có quy định các tác phẩm có thể được bảo hộ dưới bất kì hình thức nào và phương thức nào.
Trước khi xác định hành vi đó có được coi là hành vi xâm phạm bản quyền tác giả hay không, chúng ta cần phải xác định được trường hợp của mình có nằm trong phạm vi được bảo hộ quyền tác giả bao gồm về điều kiện chủ thể và điều kiện về loại hình được bảo hộ.
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả.
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều kiện bảo hộ quyền tác giả
Điều kiện về chủ thể
Căn cứ Điều 13 Luật SHTT 2005 thì chỉ những tác giả, chủ sở hữu sau đây có tác phẩm mới đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả:
Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả (chủ sở hữu quyền tác giả được quy định từ Điều 37 Điều 42 Luật SHTT 2005).
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
Tổ chức, cá nhân Việt Nam;
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
Điều kiện bảo hộ quyền tác giả về loại hình được bảo hộ
Căn cứ tại Điều 14 Luật SHTT 2005 quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả được bao gồm:
Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác
Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác
Tác phẩm báo chí
Tác phẩm âm nhạc
Tác phẩm sân khấu
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.