Điều kiện và thủ tục giãn tiến độ đầu tư theo Luật Đầu tư

Bởi Huỳnh Thu Hương - 25/09/2020
view 247
comment-forum-solid 0

Điều kiện và thủ tục giãn tiến độ đầu tư theo Luật Đầu tư? Quy định mới nhất năm 2020 về xin giãn tiến độ đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014.

Giãn tiến độ đầu tư là việc nhà đầu tư kéo dài thời hạn thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật từ sau khi dự án được quyết định đầu tư đến thời điểm hoàn thành dự án, đưa vào khai thác, sử dụng. Quy định về giãn tiến độ đầu tư được quy định tại Điều 47 Luật Đầu tư 2014 như sau: Thứ nhất, những trường hợp phải làm thủ tục giãn tiến độ đầu tư là những dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư khi giãn tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và đưa công trình chính vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư Thứ hai, về thời gian giãn tiến độ đầu tư: Tổng thời gian được giãn tiến độ đầu tư là không quá 24 tháng, trường hợp có sự kiện bất khả kháng thì thời gian để khắc phục hậu quả của sự kiện bất khả kháng này không tính vào thời gian giãn tiến độ đầu tư Thứ ba, thủ tục thực hiện giãn tiến độ đầu tư. Nhà đầu tư thuộc các trường hợp nêu trên nộp đề xuất bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư, nội dung đề xuất giãn tiến độ gồm: Tình hình hoạt động của dự án đầu tư và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư đến thời điểm giãn tiến độ Giải trình lý do và thời hạn giãn tiến độ thực hiện dự án Kế hoặc tiếp tục thực hiện dự án bao gồm kế hoạch góp vốn, tiến độ xây dựng cơ bản và dưa dự án vào hoạt động Cam kết của nhà đầu tư về việc tiếp tục thực hiện dự án. Thứ tư, cơ quan tiến hành thủ tục giãn tiến độ đầu tư là cơ quan đăng ký đầu tư. Thứ năm, thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận được đề xuất giãn tiến độ đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ có ý kiến bằng văn bản về việc giãn tiến độ đầu tư. Theo quy định tại Điều 46 Luật Đầu tư 2014, việc giãn tiến độ và thời gian giãn tiến độ thực hiện dự án như sau: “1. Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư phải đề xuất bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư khi giãn tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và đưa công trình chính vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư. Nội dung đề xuất giãn tiến độ: a) Tình hình hoạt động của dự án đầu tư và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư đến thời điểm giãn tiến độ; b) Giải trình lý do và thời hạn giãn tiến độ thực hiện dự án; c) Kế hoạch tiếp tục thực hiện dự án, bao gồm kế hoạch góp vốn, tiến độ xây dựng cơ bản và đưa dự án vào hoạt động; d) Cam kết của nhà đầu tư về việc tiếp tục thực hiện dự án.
  1. Tổng thời gian giãn tiến độ đầu tư không quá 24 tháng. Trường hợp bất khả kháng thì thời gian khắc phục hậu quả bất khả kháng không tính vào thời gian giãn tiến độ đầu tư.
  2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề xuất, cơ quan đăng ký đầu tư có ý kiến bằng văn bản về việc giãn tiến độ đầu tư.”
Như vậy, việc giãn tiến độ đầu tư chỉ được thực hiện đối với những dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư khi nhà đầu tư giãn tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và đưa công trình chính vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư. Theo quy định giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư thì đối với dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư phải đề xuất bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư khi giãn tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư và tổng thời gian giãn tiến độ đầu tư không quá 24 tháng, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng. Tuy nhiên, quy định nêu trên lại không được hướng dẫn chi tiết trong các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư 2014, dẫn tới việc áp dụng không thống nhất tại các địa phương. Theo đó, nhiều cơ quan quản lý về đầu tư chỉ cho phép nhà đầu tư thực hiện 1 lần giãn tiến độ với tổng thời gian không quá 24 tháng; có nơi lại cho phép nhà đầu tư thực hiện 2 đến 3 lần (thậm chí nhiều hơn 3 lần) giãn tiến độ với tổng thời gian không quá 24 tháng. Ngoài ra, việc áp dụng một mức tổng thời gian giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư cho tất cả các dự án đầu tư cũng gây bất lợi cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư xây dựng quy mô lớn. Thực tế cho thấy công tác bồi thường, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng… của nhiều dự án đầu tư quy mô lớn thường kéo dài, dẫn tới tiến độ thực hiện dự án đầu tư cũng bị chậm lại, không đúng với tiến độ thực hiện dự án mà các nhà đầu tư đã cam kết khi thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư. Hệ quả là nhiều nhà đầu tư dù chưa hoàn thành công tác bồi thường, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng… đã phải xin gia hạn tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Căn cứ thêm theo Khoản 4, Khoản 5, Điều 40 Luật Đầu tư 2014: Đối với các dự án thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, địa điểm đầu tư, công nghệ chính, tăng hoặc giảm vốn đầu tư trên 10% tổng vốn đầu tư, thời hạn thực hiện, thay đổi nhà đầu tư hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có), cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Trường hợp đề xuất của nhà đầu tư về việc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Như vậy từ những căn cứ trên, theo Điều 46 Luật Đầu tư thì việc xem xét giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư không quá 24 tháng chỉ do cơ quan đăng ký đầu tư giải quyết, không yêu cầu làm thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, theo Khoản 4, Khoản 5, Điều 40 Luật Đầu tư thì nội dung điều chỉnh thời gian thực hiện phải thực hiện điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Trình tự thực hiện thủ tục giãn tiến độ đầu tư được tóm tắt như sau

Bước 1: Nhà đầu tư gửi văn bản đề xuất giãn tiến độ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, gồm các nội dung sau: Tình hình hoạt động của dự án đầu tư và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư đến thời điểm giãn tiến độ; Giải trình lý do và thời hạn giãn tiến độ thực hiện dự án; Kế hoạch tiếp tục thực hiện dự án, bao gồm kế hoạch góp vốn, tiến độ xây dựng cơ bản và đưa dự án vào hoạt động; Cam kết của nhà đầu tư về việc tiếp tục thực hiện dự án. Bước 2: Sở Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến bằng văn bản về việc giãn tiến độ đầu tư. Bước 3: Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư thì thực hiện theo thủ tục tương ứng về điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư mà không thực hiện theo thủ tục này.

Cách thức thực hiện thủ tụ giãn tiến độ đầu tư:

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

Thành phần hồ sơ:

Văn bản đề xuất giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo Mẫu I.9 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18/11/2015.

Số lượng hồ sơ:

01 bộ hồ sơ

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề xuất của nhà đầu tư.

Cơ quan thực hiện:

Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Nhà đầu tư (cá nhân và tổ chức).

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản về việc giãn tiến độ đầu tư (Khoản 4 Điều 46 Luật đầu tư) theo Mẫu II.7 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Văn bản đề xuất giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư (Khoản 1 Điều 46 Luật đầu tư) theo Mẫu I.9 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục:

Nhà đầu tư (cá nhân và tổ chức) có dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư,  đề nghị giãn tiến độ đầu tư (tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và đưa công trình chính vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư) so với tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư. Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật đầu tư được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, Email: info@everest.org.vn.
Huỳnh Thu Hương

Huỳnh Thu Hương

https://everest.org.vn/chuyen-vien-huynh-thu-huong/ Chuyên viên Huỳnh Thu Hương có hơn 2 năm kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực luật đất đai, doanh nghiệp ,hình sự, dân sự,ly hôn...

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.49625 sec| 1032.047 kb