Hiện nay trên thị trường, xuất hiện ngày càng nhiều hành vi canh tranh không lành mạnh của các chủ thể làm ăn phi pháp, lợi dụng uy tín sẵn có của các nhãn hiệu đã được pháp luật công nhận và bảo hộ nhằm tạo ra lợi thế giả tạo, bất chính mà không phải đầu tư nhiều công sức. Điều này sẽ khiến người tiêu dùng lầm tưởng chất lượng của các sản phẩm kém chất lượng với các sản phẩm đã tạo được uy tín trước đó.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Cạnh tranh không lành mạnh theo Công ước Paris
Theo văn bản mới nhất của Công ước Paris năm 1883, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 10
bis. Theo đó, cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nói chung bao gồm 3 hành vi:
- Hành vi gây ra sự nhầm lẫn;
- Hành vi làm mất uy tín của đối thủ cạnh tranh;
- Hành vi có thể lừa dối công chúng;
Tuy nhiên, trong số 3 hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên chỉ có hai hành vi: gây ra sự nhầm lẫn và hành vi có thể lừa dối công chúng là có liên quan trực tiếp đến nhãn hiệu.
https://luatcongty.vn/nhung-dieu-can-luu-y-khi-xay-thuong-hieu-uy-tin/
Hành vi gây ra sự nhầm lẫn
Theo Điều 10 thì đó là
“tất cả các hành động có thể gây nhầm lẫn dưới bất cứ hình thức nào đối với cơ sở, hàng hóa, hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh của người cạnh tranh”.
Như vậy, ta có thể hiểu bất kì một chủ thể nào đăng kí hay sử dụng nhãn hiệu, mà việc sử dụng đó có thể gây nhầm lẫn về cơ sở, hàng hóa, dịch vụ hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh của một chủ thể khác đang ở vị thế cạnh tranh với mình, đều sẽ bị coi là có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Cần lưu ý một điều là, việc sử dụng một nhãn hiệu giống hệt hay tương tự trên những hàng hóa rõ ràng không liên quan hoặc hoàn toàn khác biệt sẽ không bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Bởi lẽ, sự khác biệt hoàn toàn giữa các hàng hóa sẽ làm cho người tiêu dùng nghĩ rằng chúng có nguồn gốc từ các nhà sản xuất, kinh doanh khác nhau.
Thuật ngữ “gây nhầm lẫn” ở đây có thể mang nghĩa tương tự với thuật ngữ không có “tính phân biệt” hay “tính độc đáo”của nhãn hiệu, khi mà một nhãn hiệu được đăng ký hay sử dụng không có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Chính vì thế, người tiêu dùng không thể lựa chọn được mặt hàng mình mong muốn.
Ngăn chặn việc sử dụng nhãn hiệu có thể gây nhầm lẫn
Ngoài việc sử dụng các nhãn hiệu thực sự gây nhầm lẫn, Điều 10 còn buộc tất cả các nước thành viên ngăn chặn cả việc sử dụng nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn.
Cụ thể, các yếu tố sau thường được xét đến khi xác định xem một nhãn hiệu có gây nhầm lẫn hay không:
- Mức độ độc đáo của nhãn hiệu được bảo hộ, hay đây chính là tính phân biệt của nhãn hiệu;
- Quy mô và danh tiếng của chủ sở hữu nhãn hiệu đó;
- Sự nhận biết của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu;
- Sự tương tự của nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ liên quan.
Sự nhầm lẫn thường xảy ra dưới hình thức
“chỉ dẫn xuất xứ thương mại”.
“Xuất xứ thương mại” hay
“nguồn gốc thương mại” ở đây được hiểu là nơi mà hàng hóa được sản xuất hoặc kinh doanh. Do đó, hình thức nhầm lẫn này xảy ra khi mà việc đăng ký hay sử dụng nhãn hiệu hàng hóa của một chủ thể có thể làm cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng những hàng hóa khác nhau có nguồn gốc từ cùng một nhà sản xuất, kinh doanh, thậm chí khi nguồn cơ sở kinh doanh này không được người tiêu dùng biết đến bằng tên của nó.
Hành vi lừa dối công chúng
Theo Điều 10 thì đó là
“những chỉ dẫn hoặc khẳng định mà việc sử dụng chúng trong hoạt động thương mại có thể gây nhầm lẫn cho công chúng về bản chất, quá trình sản xuất, tính chất, tính thích hợp để sử dụng hoặc số lượng hàng hóa”.
Lừa dối có thể được định nghĩa là việc tạo ra một ấn tượng sai về sản phẩm hoặc dịch vụ thuộc sở hữu của đối thủ cạnh tranh. Lừa dối là hình thức phổ biến nhất của cạnh tranh không lành mạnh, và lừa dối có thể đem lại những hậu quả rất to lớn cho nền kinh tế nói chung và người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp nói riêng.
Hai hành vi cạnh tranh không lành mạnh nêu trên gần như tương tự với nhau và đôi khi là chồng chéo với nhau. Tuy nhiên, một điểm khác biệt lớn nhất và cơ bản nhất giữa hai hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên đó là: hành vi lừa dối trước tiên hướng tới người tiêu dùng chứ không trực tiếp hướng tới đối thủ cạnh tranh.
Hành vi lừa dối công chúng bao gồm:
- Hành vi lừa dối “thông thường”;
- Hành vi lừa dối đặc biệt, có thể dẫn tới những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ví dụ, như việc cố ý gây hiểu nhầm hoặc lừa dối công chúng trong lĩnh vực sức khỏe hoặc thuốc men.
Vì hành vi lừa dối công chúng trước tiên hướng tới người tiêu dùng nên tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, việc xác định xem liệu một hành vi có phải là lừa dối hay không chủ yếu căn cứ vào phản ứng của người tiêu dùng chứ không dựa vào ý định của bên lừa dối. Ở một số quốc gia, những tiêu chuẩn xác định hành vi lừa dối được đặt ra dựa trên cơ sở quan điểm của người tiêu dùng trung bình, tức là những người tiêu dùng có được những thông tin đầy đủ và đủ thông minh để chống lại hầu hết những nguy cơ lừa dối.
https://phaptri.vn/nhuong-quyen-thuong-mai-cac-van-de-phap-ly-phai-biet/
Hậu quả
- Đối với người tiêu dùng: gây thiệt hại về tài chính và sức khoẻ.
- Đối với các đối thủ cạnh tranh: bị mất khách hàng, làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như lợi nhuận.
- Đối với môi trường kinh tế: làm hỗn loạn thị trường, gây thiệt hại lớn đến toàn bộ nền kinh tế và phúc lợi kinh tế.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm