Nội dung bài viết [Ẩn]
Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp, việc sử dụng con dấu không những làm tăng giá trị pháp lý của giao dịch mà còn giúp cho họ có cơ sở để nâng cao uy tín của chính mình. Tuy nhiên, theo Luật doanh nghiệp 2014, pháp luật không đặt nặng vấn đề con dấu lên mỗi doanh nghiệp, mà để họ tự quyết định và quản lý. Với loại hình hộ kinh doanh cá thể đặc thù, liệu họ có được sử dụng con dấu trong quá trình hoạt động ?
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198Hộ kinh doanh là loại hình được ghi nhận tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Theo đó:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ;
Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm;
Sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Căn cứ vào các đặc điểm trên có thể thấy hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân do không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể: tài sản của hộ kinh doanh không tách bạch với tài sản của cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình; cơ cấu tổ chức đơn giản, không có Điều lệ như theo quy định tại Điều 83 Bộ luật dân sự 2015.
Theo Nghị định 99/2016/NĐ-CP không còn giới hạn và đóng khung các đối tượng được phép sử dụng con dấu như trước đây mà chỉ quy định về quản lý và sử dụng con dấu của các các đối tượng cụ thể. Nghị định này cũng không cấm các đối tượng ngoài phạm vi điều chỉnh của Nghị định thiết kế và sử dụng con dấu cho mình.
Do đó, các cá nhân, tổ chức không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 99/2016/NĐ-CP đều có quyền thiết kế và sử dụng con dấu theo nguyên tắc Hiến định tại Điều 33. “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”;
Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự tại Điều 3 Bộ luật dân sự 2015: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”; “Quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm” của thương nhân quy định tại Điều 6 Luật thương mại 2005.
Dẫn chiếu từ các quy định trên, hộ kinh doanh cũng có thể tự thiết kế, đặt in và sử dụng con dấu cho mình với điều kiện:
Đảm bảo con dấu được thiết kế và sử dụng không vi phạm quy định về con dấu, sử dụng con dấu của các đối tượng được quy định và điều chỉnh tại Nghị định số 99/2016/NĐ-CP;
Không được gây nhầm lẫn hoặc trùng với con dấu của các doanh nghiệp đã đăng ký và đăng tải trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia;
Không vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm