– Cơ sở pháp lý quy định về trường hợp người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam
Luật Nhà ở 2014;
Nghị định 99/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.
– Các đối tượng người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam
Khoản 1 Điều 59 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:
Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật liên quan.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (gọi là tổ chức).
Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
– Hình thức người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam; Mua, thuê mua căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, người nước ngoài chỉ được mua, thuê mua nhà ở là căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, chứ không được mua ngoài khu vực này.
– Điều kiện để người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam
Theo Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở thì người nước ngoài thuộc đối tượng trên thì có quyền mua nhà ở tại Việt Nam, tuy nhiên để được mua nhà thì phải có giấy tờ chứng minh. Cụ thể:
Tổ chức: Tổ chức thì phải Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp còn hiệu lực tại thời điểm ký hợp đồng mua nhà, thuê mua nhà ở.
Cá nhân: Có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam; Không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
– Thủ tục mua nhà đối với người nước ngoài tại Việt Nam
Căn cứ Luật Nhà ở 2014, thủ tục để cá nhân nước ngoài thực hiện giao dịch mua bán nhà ở tại Việt Nam được quy định:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết chứng minh đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Bước 2: Ký kết hợp đồng mua bán nhà ở.
Bước 3: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Luật Nhà ở 2014, trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục mua nhà đối với người nước ngoài tại Việt Nam
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo mẫu quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (Mẫu 04/ĐK); Bản sao các giấy tờ chứng minh hình thành nhà ở hợp pháp
Hồ sơ sẽ được nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nơi có nhà ở.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở sẽ kiểm tra hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hay chưa đầy đủ thành phần theo quy định của pháp luật thì sau 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan thẩm quyền tiếp nhận sẽ có thông báo hoàn trả và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận
Trên đây là thủ tục và quy trình cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Nếu như bạn vẫn còn vấn đề thắc mắc thì bạn có thể liên hệ trực tiếp cho chúng tôi theo địa chỉ Công ty Luật TNHH Everest.
- Dịch vụ pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp
- Dịch vụ pháp lý dành cho doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.