Nội dung bài viết [Ẩn]
Trong vòng 3 năm trở lại đây, khởi nghiệp (hay còn gọi là start-up) dường như đã trở thành một xu hướng ở Việt Nam và vấn đề huy động vốn đầu tư nhất là từ các quỹ đầu tư quốc tế vẫn là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp này. Hiện nay, cách mà các nhà đầu tư sử dụng để hỗ trợ tài chính cho các start-up là mua cổ phần, góp vốn hay đăng ký góp vốn. Và sau đây là một số lưu ý về pháp lý trước khi bạn bắt đầu quá trình gọi vốn của mình.
Trước hết, bạn phải xem những ngành nghề bạn đang hoạt động có được sự đầu tư nước ngoài hay không? Và nếu được đầu tư thì tỷ lệ góp vốn của họ cao nhất là bao nhiêu? Lí do bởi nhiều lĩnh vực kinh doanh bị cấm hoặc bị hạn chế tỷ lệ góp vốn, có thể lấy ví dụ dịch vụ cung cấp viễn thông bị giới hạn tỷ lệ vốn góp nhằm mục đích bảo vệ an ninh kinh tế và sự phát triển của một số loại hình dịch vụ còn khá mới ở Việt Nam.
Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề bao gồm cả những ngành nghề, lĩnh vực có quy định khác nhau về tỷ lệ tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá mức của ngành nghề, lĩnh vực có quy định tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thấp nhất.
Góp vốn vào doanh nghiệp- Những lưu ý quan trọng
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp
Đầu tiên, nhà đầu tư (áp dụng cho cả cá nhân và tổ chức kinh tế) phải có một tài khoản ngân hàng thương mại ở Việt Nam và mọi giao dịch liên quan đến hoạt động mua bán cổ phần, vốn góp; chuyển nhượng vốn; thu và sử dụng cổ tức đều thông qua tài khoản này.
Đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế (công ty, quỹ đầu tư,…), nhà đầu tư cần chuẩn bị trước những giấy tờ sau: Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương do cơ quan quản lý có thẩm quyền tại nước tổ chức đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh cấp (đã được chứng thực và hợp pháp hoá lãnh sự).
Nếu nhà đầu tư nước ngoài ủy quyền cho một tổ chức đại diện tại Việt Nam, thì nhà đầu tư cần chuẩn bị thêm:
Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, nhà đâu tư cần chuẩn bị những giấy tờ pháp lý:
Nếu nhà đâu tư ủy quyền cho một đại diện tại Việt Nam để thực hiện các giao dịch liên quan đến mua, chuyển nhượng cổ phần hay vốn góp thì nhà đầu tư cần chuẩn bị:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm