Nội dung bài viết [Ẩn]
Hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước là bảng phân loại các khoản thu, chi ngân sách nhà nước theo hệ thống tổ chức Nhà nước, ngành kinh kế và các mục đích kinh tế do Nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ cho công tác lập, điều hành, quản lý, kế toán và quyết toán cũng như phân tích các hoạt động tài chính thuộc khu vực Nhà nước.
Quốc hội đã thông qua Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2015 có hiệu lực từ năm ngân sách 2017. Sự ra đời của Luật NSNN năm 2015 cũng như một số văn bản quy phạm pháp luật khác đòi hỏi yêu cầu ra soát, thay đổi đồng bộ của các văn bản hướng dẫn dưới Luật, trong đó có quy định về mục lục NSNN.
Hệ thống mục lục ngân sách (MLNS) được xây dựng theo hướng: Mã ngành kinh tế (Loại, Khoản) được thiết kế theo các lĩnh vực được quy định của Luật NSNN, các đoạn mã khác được rà soát để loại bỏ hoặc gom lại những mã có cùng tính chất, cập nhật tên các đoạn mã theo các văn bản mới.
Vì vậy, trước mắt, ngoại trừ mã ngành kinh tế, quy định về các đoạn mã khác nhìn chung không có nhiều thay đổi so với hiện hành. Một số nội dung cơ bản như sau:
Về cơ bản giữ nguyên mã số Chương theo quy định hiện hành. Ngoài ra, rà soát và lược bỏ các mã Chương không còn tồn tại, bổ sung các chương mới phát sinh, sửa tên theo đúng tên hiện hành.
Chương được mã số hoá theo 3 ký tự theo từng cấp quản lý: Đối với cơ quan ở cấp trung ương, mã số từ 001 đến 399…
Cách thức bố trí: Đối với cơ quan chủ quản hoặc đơn vị, tổ chức kinh tế được bố trí mã riêng cho từng cơ quan chủ quản hoặc đơn vị, tổ chức kinh tế; các đơn vị trực thuộc cơ quan chủ quản (hoặc thuộc đơn vị, tổ chức kinh tế cấp trên) được sử dụng mã Chương của cơ quan chủ quản (đơn vị, tổ chức kinh tế cấp trên).
Đối với các đơn vị, tổ chức kinh tế, hoặc cá nhân độc lập, có cùng tính chất được bố trí mã Chương chung cho các đơn vị.
Đây là thay đổi, cải cách lớn nhất trong hệ thống MLNS mới. Loại được mã số hoá theo 3 ký tự, là số chẵn theo hàng chục, khoảng cách giữa các Loại là 30 giá trị. Riêng Loại các hoạt động kinh tế là 60 giá trị. Khoản được mã số hoá theo 3 ký tự với các giá trị liền sau mã số của từng Loại tương ứng. Các mã Loại, Khoản được gán mã số mới toàn bộ so với quy định hiện hành tại Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (Quyết định 33).
Hệ thống MLNS bố trí 13 Loại (chi tiết 90 Khoản) theo Điều 36 và Điều 38 Luật NSNN năm 2015. Ngoài ra, bố trí thêm Loại 14 - Chuyển giao, chuyển nguồn để phản ánh, hạch toán chi các khoản chuyển giao các cấp và chuyển sang năm sau như bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới, nộp ngân sách cấp trên, chuyển nguồn sang năm sau, hỗ trợ địa phương khác theo quy định.
Với phương án này, không cần sử dụng mã Nhiệm vụ chi trong khâu nhập dự toán. Khi đó, thay vì nhập mã Nhiệm vụ chi sẽ thực hiện nhập mã Loại, Khoản tổng hợp tương ứng. Theo đó, việc bố trí Loại, Khoản đảm bảo sự thống nhất giữa các khâu lập dự toán, chấp hành và quyết toán NSNN: Dự toán Quốc hội, HĐND quyết định, Chính phủ, Uỷ ban nhân dân giao cho đơn vị dự toán cấp I thống nhất với dự toán đơn vị dự toán cấp I giao cho đơn vị sử dụng ngân sách.
Ngoài ra, với cách bố trí đồng nhất 13 Loại của chi đầu tư và chi thường xuyên tạo nên sự thống nhất tiêu chí phân loại theo lĩnh vực giữa hai nhiệm vụ chi này. Từ đó, có thể thấy, các khoản chi NSNN được phân loại một cách thống nhất và lô gic trong tất cả các khâu và các cấp ngân sách.
Mã Mục, Tiểu mục được xây dựng theo nguyên tắc: Lược bỏ các tiểu mục không còn sử dụng; ghép các tiểu mục cùng tính chất; sửa lại tên một số tiểu mục và bổ sung một số tiểu mục mới cho phù hợp với yêu cầu quản lý.
Ngoài ra, Mục, Tiểu mục còn được rà soát, lược bỏ các Tiểu mục không phát sinh trong quá trình thực hiện, không phục vụ công tác quản lý, kiểm soát của cơ quan tài chính, KBNN để đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị dự toán ngân sách theo quy định tại Khoản 7, Điều 32 Luật NSNN năm 2015.
Mục, Tiểu mục Thu rà soát, bỏ bớt các Tiểu mục không phát sinh trong quá trình thực hiện; sắp xếp lại thứ tự các nhóm mục; riêng Mục, Tiểu mục Thu phí, lệ phí, do cập nhật mới theo Luật Phí và Lệ phí năm 2015 nên mã Mục, Tiểu mục phí, lệ phí về cơ bản được đánh theo mã số mới.
Các mã Chương trình mục tiêu quốc gia không đánh lại mã số so với quy định tại Quyết định 33 nhưng được lược bỏ các mã không còn được sử dụng; bổ sung 02 mã Chương trình mục tiêu quốc gia theo Nghị quyết số 100/2015/ QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội (mã Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và mã Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới) nhưng chưa chi tiết các mã dự án do Chính phủ chưa quy định chi tiết...
Để đơn giản, Thông tư chỉ để 2 mã Nguồn trong nước và ngoài nước theo MLNS hiện hành theo dự toán Quốc hội, HĐND quyết định (mã 01 và 50), các mã nguồn chi tiết phục vụ hạch toán, kế toán, báo cáo, quyết toán sẽ được KBNN bổ sung vào dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 08/2013/ TT-BTC ngày 10/1/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS và lược bỏ các mã nguồn không còn sử dụng.
Do việc triển khai Thông tư cần có thời gian để các đơn vị tập huấn, chỉnh sửa chương trình ứng dụng liên quan, vì vậy, MLNS mới với các thay đổi chủ yếu nêu trên được đề xuất áp dụng từ năm ngân sách 2018 để kịp triển khai các công việc liên quan.
Xem thêm:
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm