Chúng ta có lẽ vẫn thường thấy nhiều hiệu sách bán các tài liệu, giáo trình, sách…tham khảo dưới bản photo và nhiều bạn sinh viên vẫn thường mua chúng để tham khảo làm tài liệu học tập để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, liệu hành vi này có đúng pháp luật?
Theo Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ, tài liệu, sách tham khảo nói chung sẽ được bảo hộ sở hữu trí tuệ dưới quyền tác giả. Cụ thể như sau:
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Pháp luật Việt Nam định nghĩa quyền sao chép tác phẩm, là “quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao của tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử”. Thuật ngữ sao chép được giải thích là “việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử”.
Bản sao tác phẩm được giải thích là “bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm”.
Quyền sao chép tác phẩm quy định tại điểm c khoản 1 điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ là một trong các quyền tài sản độc quyền thuộc quyền tác giả, do chủ sở hữu thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử”.
Theo đó, chỉ có tác giả của tác phẩm mới có các quyền tài sản và nhân thân đối với tá phẩm, mọi hành vi xâm phạm đến tác phẩm không được phép của tác giả hoặc đồng tác giả đều được coi là vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ.
Như đã trình bày ở trên, do tài liệu, sách được bảo hộ quyền tác giả nên việc sao chép tác phẩm của ai đó phải được sự đồng ý của người đó, nếu không sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Cụ thể được quy định tại Điều 28.6 Luật sở hữu trí tuệ và Điều 22 Nghị định 22/2018/NĐ-CP như sau:
Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả
Điều 22. Sao chép tác phẩm
Như vậy, theo quy định của pháp luật, bất kì ai cũng không được sao chép tài liệu, sách để phục vụ cho việc học tập, trừ trường hợp tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân hoặc sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học được hiểu là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm … dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới (đây là hướng nghiên cứu hàn lâm) hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn (đây là hướng nghiên cứu ứng dụng).
Tác phẩm phái sinh được pháp luật sở hữu trí tuệ quy định như thế nào?
Ngoại trừ 2 trường hợp nói trên thì các hành vi còn lại đều bị coi là xâm phạm quyền tác giả nên sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
=> Như vậy, việc bạn photo sách luật để học của bạn có thể bị xử phạt hành chính với số tiền lên đến 35.000.000 đồng (ba mươi lăm triệu đồng) kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả là tiêu hủy tang vật vi phạm.
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm