Đa số bên bán nhượng quyền không chỉ chọn bên mua nhượng quyền dựa trên cơ sở lý lịch và danh mục kỹ năng. Trái lại họ thường cân nhắc xem người được chọn có phù hợp với mạng lưới hay không dựa trên những tiêu chuẩn năng lực nhất định. Dưới đây là một số năng lực cần có trong hoạt động nhượng quyền đối với cả bên bán và bên mua nhượng quyền.
Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên pháp lý Đinh Thị Thương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài (24/7): 1900 6198Bên bán nhượng quyền sẽ thiết lập mối quan hệ đối tác với bên mua nhượng quyền, đòi hỏi sự tín nhiệm và tin tưởng từ cả hai phía. Do quá trình tuyển chọn này không hề dễ dàng, nên cả hai bên sẽ đầu tư đáng kể thời gian tiền bạc và công sức cho nhượng quyền mới. Vì thế, quan điểm của cả hai bên sẽ bị ảnh hưởng nếu có bất kỳ dấu hiệu không trung thực nào (ở cả bên bán lẫn bên mua nhượng quyền). Đây chính là nguyên nhân sâu xa nhất gây ra các vụ tranh chấp trong thỏa thuận nhượng quyền.
Ngoài sự trung thực, bên bán nhượng quyền còn muốn chắc rằng bên mua nhượng quyền sẽ tuân thủ theo hệ thống của họ và luôn hết mình ủng hộ nó. Dù các mạng lưới luôn khuyến khích những ý tưởng và cải tiến mới, nhưng việc này phải được tiến hành theo một quy trình đúng đắn để bảo vệ thương hiệu và không làm ảnh hưởng đến những bên mua nhượng quyền khác. Bên bản nhượng quyền muốn bên mua nhượng quyền vui vẻ tuân theo mô hình kinh doanh đã được kiểm nghiệm, chứ không phải cố gắng tạo ra mô hình kinh doanh mới của riêng họ.
Trong khi chủ doanh nghiệp luôn coi mình là người dám đương đầu với rủi ro có tính toán, thì các bên bán nhượng quyền lại thường yêu cầu bên mua nhượng quyền không nên mạo hiểm với mô hình kinh doanh của họ. Điều này đã đưa chúng ta quay lại sự tuân thủ, khi bên mua nhượng quyền được cung cấp tài liệu hướng dẫn, trong đó nêu rõ cách thức thành công của doanh nghiệp trong quá khứ. Những thay đổi chiến lược đối với hoạt động kinh doanh phải do bên bán nhượng quyền tiến hành, bởi họ mới chính là người có trách nhiệm và nghĩa vụ đạo đức để gắn kết với hệ thống và đầu tư vào định hướng tương lai của mạng lưới.
Bên mua nhượng quyền không chỉ phải gắn bó với hệ thống mà còn phải có mối quan hệ tốt với nhân viên và khách hàng. Dù là doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho khách hàng hay doanh nghiệp cung ứng cho doanh nghiệp khác, thì kỹ năng quan hệ con người vẫn là yếu tố sống còn.
Một số năng lực khác mà bên mua nhượng quyền cần có, và cũng là những năng lực thường thấy ở mọi doanh nhân, có thể kể đến như:
(i) Động lực: Bên mua nhượng quyền cần được thúc đẩy và chủ động;
(ii) Hoài bão: Bên mua nhượng quyền cần có tầm nhìn;
(iii) Quyết tâm: Nỗ lực dốc sức và kiên quyết với mục tiêu là yếu tố then chốt;
(iv) Sự nhạy bén trong kinh doanh: hiểu biết về những điều cơ bản trong kinh doanh;
(v) Kỹ năng lãnh đạo: Nếu doanh nghiệp cần tuyển dụng nhân viên, bên mua nhượng quyền phải đưa ra chỉ đạo rõ ràng;
(vi) Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng gắn kết và tác động tích cực;
(vii) Tinh thần mạnh mẽ: Có khả năng duy trì sự tập trung trong giai đoạn kinh tế khó khăn cũng như khi lợi nhuận.
Khi chỉ định bên mua nhượng quyền tiềm năng, bên bán nhượng quyền sẽ tìm kiếm tất cả những năng lực kể trên và một số năng lực quan trọng khác ở bên mua. Đặc biệt các ứng viên thường được yêu cầu khả năng tuân thủ.
Tóm lại bên mua nhượng quyền cần biết tổ chức, quản trị và phát triển kinh doanh theo đúng mệnh lệnh của bên bán nhượng quyền bằng việc sử dụng những công cụ được cung cấp.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm