Ngân hàng nhà nước hay ở các quốc gia khác được gọi là ngân hàng trung ương là ngân hàng đầu não của mỗi quốc gia, là ngân hàng độc quyền phát hành tiền và thực hiện các chức năng quản lí nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198Căn cứ theo hình thức pháp lý, qui định về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
"1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.
3. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ." (Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010)
Xem thêm: Các loại hình ngân hàng tại Việt Nam
Ngân hàng nhà nước (NHNN) là cơ quan độc quyền phát hành tiền mặt (gồm tiền giấy và tiền kim loại). Thông qua chức năng này, NHNN có thể tác động và ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế.
Ngân hàng nhà nước (NHNN) cung ứng tiền vào lưu thông qua bốn kênh:
Làm đại lý cho chính phủ trong việc phát hành trái phiếu chính phủ cũng như thanh toán các tiền gốc và lãi trái phiếu; mở tài khoản và giao dịch với hệ thống kho bạc Nhà nước; thực hiện thanh toán theo yêu cầu của chính phủ; cấp tín dụng cho chính phủ khi cần thiết,...
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có 26 đơn vị trực thuộc, trong đó 20 đơn vị giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng trung ương, 6 đơn vị là tổ chức sự nghiệp.
Nếu bạn muốn tham khảo thêm quy định về pháp luật, hãy tham khảo tại đây!
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm