Việc đầu tư vốn nhà nước để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh với các thành phần kinh tế khác phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và chấp thuận.
Ngày 11 tháng 7 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Nghị định này áp dụng cho: i) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế; công ty mẹ của tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con; ii) Người đại diện theo ủy quyền tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác; và iii) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư vốn nhà nước, quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và quản lý phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác.
Nghị định gồm 4 chương, 43 điều: Những quy định chung, Đầu tư vốn và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; Quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Tổ chức thực hiện.
Vốn nhà nước tại doanh nghiệp là vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước, các quỹ tập trung của Nhà nước khi thành lập doanh nghiệp và bổ sung trong quá trình hoạt động kinh doanh; các khoản phải nộp ngân sách được trích để lại; nguồn Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp; Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn nhà nước được tiếp nhận từ nơi khác chuyển đến; giá trị quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài nguyên Quốc gia được Nhà nước giao và ghi tăng vốn nhà nước cho doanh nghiệp; các tài sản khác theo quy định của pháp luật được Nhà nước giao cho doanh nghiệp.
Về nguyên tắc, đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp để tạo ra ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; đảm bảo phục vụ quốc phòng, an ninh; thực hiện điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô mang tính chiến lược trong từng giai đoạn. Đầu tư vốn nhà nước để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh với các thành phần kinh tế khác phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và chấp thuận.
Theo Nghị định, có 5 hình thức đầu tư vốn nhà nước: (i) Đầu tư để thực hiện các dự án, công trình quan trọng của Nhà nước tại doanh nghiệp: dự án có tổng vốn đầu tư từ 35.000 tỷ đồng trở lên(trong đó vốn nhà nước từ 11.000 tỷ đồng trở lên); dự án, công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường ... (ii) Đầu tư vốn thành lập mới doanh nghiệpdo Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ở những ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội, trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng... (iii) Đầu tư, bổ sung vốn điều lệ cho các doanh nghiệp:Việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ chỉ thực hiện đối với các doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ nhưng chưa được Nhà nước đầu tư đủ vốn điều lệ. (iv) Đầu tư vốn nhà nước để duy trìquyền chi phối hoặc tỷ lệ vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên. (v) Mua lại một phần vốn hoặc toàn bộ doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ.
Nghị định quy định rõ quyền, trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác và quyền, trách nhiệm của Người đại diện (Điều 8, Điều 9).
Nhà nước thực hiện chuyển nhương vốn đầu tư tại doanh nghiệp trong trường hợp a) Cơ cấu lại doanh nghiệp theo lĩnh vực, ngành nghề Nhà nước không tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ. Thứ nhất, thu hồi vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động trong lĩnh vực Nhà nước không cần duy trì vốn góp. Thứ hai, thu hút tham gia đầu tư vốn của các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước.
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và ban hành Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
Tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp: Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển và mở rộng quy mô, hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc thù hoạt động của mỗi loại hình doanh nghiệp, chủ sở hữu phê duyệt tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp. Mức vốn điều lệ điều chỉnh tăng thêm được xác định tối thiểu cho 3 năm kể từ năm quyết định điều chỉnh vốn điều lệ.
Chuyển nhượng các khoản đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp: Việc nhượng bán các khoản đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán và các quy định hiện hành của pháp luật.
Doanh nghiệp đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác có các quyền, trách nhiệm sau:
Quyền của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp khác. Cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện tại doanh nghiệp khác, quyết định tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và các vấn đề đãi ngộ đối với Người đại diện, trừ trường hợp Người đại diện đã được hưởng lương từ doanh nghiệp khác. Yêu cầu Người đại diện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình kết quả kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp khác. Giao nhiệm vụ và chỉ đạo Người đại diện bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp tại doanh nghiệp khác. Yêu cầu Người đại diện báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm người đại diện, nhất là trong việc định hướng doanh nghiệp có cổphần, vốn góp chi phối để thực hiện các mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp. Kiểm tra, giám sát hoạt động Người đại diện, phát hiện những thiếu sót, yếu kém Người đại diện để ngăn chặn, xử lý và chấn chỉnh kịp thời.
Quyết định hoặc trình người có thẩm quyền quyết định việc đầu tư tăng vốn hoặc thu hồi vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác phù hợp với pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp khác. Giám sát việc thu hồi vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác, việc thu lợi tức được chia từ doanh nghiệp khác. Chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Nghị định quy định cụ thể về doanh thu và thu nhập khác (Điều 35), chi phí hoạt động kinh doanh (Điều 36), quản lý chi phí (Điều 37), phân phối thu nhập (Điều 38), mục đích sử dụng các quỹ (Điều 39), kế hoạch tài chính (Điều 40), báo cáo tài chính và các báo cáo khác (Điều 41)...
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm