Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại bàn ghế phục vụ cho các mục đích khác nhau, với chất liệu, kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Do đó, để phân biệt hàng hóa của các nhà sản xuất, kinh doanh thì đăng ký nhãn hiệu cho bàn, ghế là cần thiết.
Thứ nhất, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bàn ghế, giúp doanh nghiệp xác định được tên tuổi hàng hóa với người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn để mua đúng hàng hóa của cơ sở sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp muốn cung cấp.
Thứ hai, việc đăng ký nhãn hiệu là cơ sở pháp lý cao nhất giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình (Văn bản pháp lý cao nhất xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục sở hữu trí tuệ cấp) trên cơ sở đó chủ sở hữu nhãn hiệu có thể khai thác được lợi ích thương mại tối đa từ nhãn hiệu của mình thông qua việc: chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu nhãn hiệu.
Thứ ba, một lợi ích rất lớn trong nền kinh tế thị trường hiện nay là việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cơ sở pháp lý, là căn cứ cao nhất giúp chủ sở hữu nhãn hiệu chống lại những hành vi xâm phạm tới quyền sử dụng nhãn hiệu của mình.
Tuy nhiên, khi đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu cần lưu ý lựa chọn thiết kế mẫu nhãn hiệu phù hợp với mong muốn và đồng thời không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
(i) Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; (ii) Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, sản phẩm dự định mang nhãn hiệu phải được phân loại theo bảng phân loại quốc tế Nice. Việc phân nhóm nhãn hiệu có thể do người nộp đơn thực hiện hoặc do Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện (có thu phí). Dựa vào bảng phân loại, có thể thấy sản phẩm bàn ghế được phân vào nhóm 20.
(i) Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8×8 cm; (ii) Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu; (iii) Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (iv) Ủy quyền cho đại diện nộp đơn đăng ký nhãn hiệu; (v) Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
(i) Thời gian thẩm định hình thức: 01-02 tháng; (ii) Công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: 02 tháng; (iii) Thẩm định nội dung của nhãn hiệu: 09-12 tháng; (iv) Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu: 01-02 tháng.
Lưu ý: Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu có thể chuyển nhượng đơn theo hợp đồng hoặc để thừa kế. Trong trường hợp này, người nộp đơn cần thực hiện thủ tục sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu nhằm ghi nhận thay đổi người nộp đơn và phải nộp phí, lệ phí.
Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nội thất
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm