Quá trình hoạt động sản xuất trên thực tế xảy ra rất nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa hai khái niệm tên thương mại và nhãn hiệu. Sự nhầm lẫn này chủ yếu là do có giống nhau về hình thức giữa hai khái niệm trên. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại?
Lấy một ví dụ để bạn dễ hình dung hơn như là giữa nhãn hiệu nước ngọt coca-cola, sprite, Fanta, … và tên thương mại coca-cola rất dễ dàng để nhận ra sự giống nhau về hình thức. Việc nhầm lẫn như thế này có thể gây ra nhiều hậu quả cho chính doanh nghiệp khi sử dụng tên thương mại giống như một nhãn hiệu, từ đó không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định và việc nhãn hiệu bị xâm hại có khả năng xảy ra rất cao. Vậy để phân biệt 2 hình thức này cần phải so sánh dựa trên những điều đã được pháp luật quy định.
Bài viết thực hiện bởi Luật gia Nguyễn Đức Anh Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Tên thương mại và nhãn hiệu đều là các chỉ dẫn có tính chất thương mại xuất hiện trên hàng hóa với mục đích giúp người tiêu dùng phân biệt dịch vụ, sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhau.
Yêu cầu chung của tên thương mại và nhãn hiệu là phải là những dấu hiệu nhận diện được bằng mắt và có khả năng phân biệt.
Khái niệm nhãn hiệu và tên thương mại: Dựa theo luật sở hữu trí tuệ có thể phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại dựa vào khái niệm. Nhãn hiệu là những dấu hiệu có thể nhìn được bằng mắt để phân biệt các dịch vụ, hàng hóa của doanh nghiệp, công ty, cá nhân khác nhau. Tên thương mại là những tên gọi chung của cá nhân, tổ chức sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh với mục đích phân biệt các chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực và cùng khu vực hoạt động.
Phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại dựa vào điều kiện bảo hộ: Trong Luật Sở hữu trí tuệ tại các điều 72, 72, 74 có quy định về điều kiện bảo hộ. Nhãn hiệu phải thỏa mãn điều kiện là: nhận diện được bằng mắt những hình vẽ, chữ cái, từ ngữ, hình ảnh và cả sự kết hợp các yếu tố đó cùng với màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, một yêu cầu càng quan trọng hơn cả là nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt dịch vụ, hàng hóa của các chủ sở hữu khác nhau. Cũng theo quy định của luật sở hữu trí tuệ thì đối tượng sẽ không được bảo hộ tên thương mại cũng như những dấu hiệu dùng để bảo hộ tên thương mại.
Chức năng của nhãn hiệu và tên thương mại: Nhãn hiệu có chức năng là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau cùng kinh doanh một mặt hàng hay một dịch vụ nào đó. Tên thương mại có chức năng là phân biệt các chủ thể kinh doanh với nhau.
Thời hạn của nhãn hiệu và tên thương mại: Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất có quy định thời hạn dành cho nhãn hiệu là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần sau mỗi 10 năm. Thời hạn dành cho tên thương mại không được quy định cụ thể, doanh nghiệp có thể sử dụng tên thương mại đến khi chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc khi tên thương mại đó không hợp pháp nữa.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 19006198Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu và tên thương mại: Nhãn hiệu được bảo hộ trong phạm vi cả nước còn tên thương mại chỉ được bảo hộ trong khu vực kinh doanh (phạm vi lớn hay nhỏ phụ thuộc vào phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp).
Căn cứ xác lập quyền của nhãn hiệu và tên thương mại: Ngoại trừ những nhãn hiệu đã nổi tiếng thì sẽ hiển nhiên được bảo hộ, còn đối với những tên thương mại khác đều phải thực hiện đăng ký bảo hộ với cơ quan có thẩm quyền.
Điều kiện hạn chế chuyển nhượng của nhãn hiệu và tên thương mại: Theo như Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất, cụ thể là tại Điều 139 có quy định về điều kiện chuyển nhượng là không được gây ra sự nhầm lẫn gọi là quy định hạn chế chuyển nhượng đối với nhãn hiệu. Đối với tên thương mại thì có quy định chuyển nhượng toàn bộ cũng được ghi tại bộ luật này.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm