Những sai lầm chết người cần tránh khi soạn thảo hợp đồng

view 468
comment-forum-solid 0

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Vậy nội dung hợp đồng gồm những gì? Khi soạn thảo hợp đồng cần lưu ý điều gì? Những sai lầm cần tránh khi soạn thảo hợp đồng như thế nào? Bài viết sau xin được chia sẻ tới quý bạn đọc.

Những sai lầm cần tránh khi soạn thảo hợp đồng như thế nào? Bài viết sau xin được chia sẻ tới quý bạn đọc.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hợp đồng là gì?

Theo Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

So với định nghĩa về hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005 có thể nhận thấy định nghĩa về hợp đồng trong Bộ luật dân sự năm 2015 có một sự tiến bộ đáng kể: Nếu Điều 394 Bộ luật dân sự năm 2005 sử dụng thuật ngữ “Khái niệm hợp đồng dân sự” thì Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 đã bỏ đi cụm từ “dân sự” và chỉ để “Khái niệm hợp đồng”. Định nghĩa này thể hiện sự tiến bộ và hợp lý bởi lẽ khái niệm hợp đồng vừa thể hiện sự ngắn gọn, súc tích vừa mang tính khái quát cao được hiểu là bao gồm tất cả các loại hợp đồng theo nghĩa rộng (hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng chuyển giao công nghệ…) chứ không chỉ là các hợp đồng dân sự theo nghĩa hẹp đơn thuần.

Nếu bạn có bất kỳ vấn đề thắc mắc nào về lĩnh vực Thương mại, hãy tham khảo tại: Luật thương mại mới nhất

Nội dung hợp đồng gồm những gì?

(i) Chủ thể của hợp đồng

Thông thường trong hợp đồng, nội dung này thường được ghi nhận là thông tin các bên. Một hợp đồng chỉ được xác lập khi có từ hai bên tham gia thỏa thuận và xác lập. Do đó, nội dung về chủ thể của hợp đồng là cơ bản và bắt buộc phải có.

Chủ thể của hợp đồng có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức (pháp nhân).

Chủ thể của hợp đồng không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề phát sinh, xác lập hợp đồng mà còn liên quan đến tư cách của chủ thể ký hợp đồng, từ đó ảnh hưởng đến quyết định có thể tuyên hợp đồng vô hiệu. theo đó, nếu là cá nhân thì chính cá nhân đó ký; còn nếu chủ thể là pháp nhân thì phải là người đạiu diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (phải kèm theo văn bản ủy quyền).

Ngoài ra, việc xác định chủ thể hợp đồng còn giúp xác định đối tượng của hợp đồng, từ đó xác định quyền và trách nhiệm cơ bản của chủ thể.

(ii) Đối tượng của hợp đồng

Mỗi một hợp đồng đều có đối tượng cụ thể. Ví dụ như hợp đồng mua bán tài hàng hóa thì đối tượng của hợp đồng là hàng hóa.

Trong hợp đồng phải ghi nhận đúng đối tượng àm các bên giao dịch; ngoài ra để chắc chắn, các bên thường quy định về loại đối tượng, số lượng, chất lương… đối tượng của hợp đồng.

(iii) Nội dung hợp đồng

Nội dung hợp đồng là điều khoản khái quát về những gì các bên thỏa thuận trong Hợp đồng. Nôi dung hợp đồng có thể làm căn cứ để xác định những trách nhiệm “đương nhiên” của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng đồng thời chỉ ra được đối tượng hợp đồng mà các bên đang hướng đến.

Thông thường, nội dung hợp đồng được quy định chi tiết hơn ở trong hợp đồng dịch vụ, hợp đồng mua bán, hợp đồng thương mại (đại lý thương mại, nhượng quyền thương mại…).

(iv) Giá và phương thức thanh toán

Giá được hiểu là giá trị đối với đối tượng của hợp đồng hay còn được hiểu là giá trị của hợp đồng. Ví dụ hai bên xác lập hợp đồng mua bán điện thoại, hai bên thỏa thuận giá của chiếc điện thoại là 5.000.000 đồng thì đây là giá trong hợp đồng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Điều khoản giá không tồn tại do các bên lập “Hợp đồng cơ bản/Hợp đồng khung” và giá trị các giao dịch dựa trên các hóa đơn chứng từ. Trường hợp này hợp đồng vẫn được xem xét về giá trị dựa trên những giấy tờ các bên đưa ra chứ không chỉ dựa trên bản Hợp đồng. Một số trường hợp pháp luật quy định phương thức xác định giá.

Trong điều khoản về giá thường đi kèm với thỏa thuận phương thức thanh toán. Các bên trong hợp đồng có thể tùy chọn phương thức thanh toán phù hợp. Công ty luật Việt An xin đề xuất một số phương pháp thanh toán thường được sử dụng: Trả tiền mặt; chuyển khoản qua ngân hàng; nhờ thu…

(v) Quyền và nghĩa vụ của các bên

Căn cứ vào các điều khoản về nội dung và giá trị hợp đồng, đồng thời dựa trên những quyền lợi chính đáng mà các bên đã thỏa thuận với nhau để quyết định về điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên. Điều khoản này có thể lăp lại những nghĩa vụ và cam kết của các bên tại các điều khoản trước và nêu thêm các điều khoản ràng buộc nếu các bên xét thấy cần thiết.

Thông thường, đối với từng loại hợp đồng cụ thể thì pháp luật có quy định cơ bản nhất đối với quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hợp đồng đó.

(vi) Thời hạn hợp đồng

Đây là điều khoản quan trọng đối với quá trình thực hiện hợp đồng trên thực tế. Các bên nên thảo thuận cụ thể thời hạn bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng; Thời hạn thực hiện hợp đồng (thời gian giao hàng, thời gian thực hiện dịch vụ,…); Thời điểm kết thúc hợp đồng.

(vii) Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Để đảm bảo hơn quyền và lợi ích của các bên và đảm bảo việc thực hiện đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng thì các bên nên thỏa thuận về điều kiện phạt vi phạm và bồi thường thiêt hại.

Lưu ý: Luât Thương mại 2005 thì mức phạt vi phạm không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm và chỉ được phạt vi phạm nếu điều này được quy định trong hợp đồng. Cũng theo Luật này, nếu có thỏa thuận phạt vi phạm thì các bên có thể áp dụng cả phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thoả thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm. Do đó, vẫn khuyến khích người soạn thảo hợp đồng nên làm rõ cả hai vấn đề trên bằng các điều khoản và câu chữ.

Vấn đề phạt vi phạm có thể áp dung song song với việc tiếp tục hợp đồng nếu trường hợp vi phạm không rơi vào điều kiện được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng

(viii) Chấm dứt, đơn phương chấm dứt hợp đồng

Đây là một điều khoản khá quan trọng khi liên quan đến các vấn đền phải thực hiện theo từng giai đoạn hoặc dựa trên kết quả thực hiện như Hợp đồng góp vốn, Hợp đồng hợp tác kinh doanh,…

Việc chấm dứt hợp đồng được áp dụng khi một trong các bên có những vi phạm cơ bản theo hợp đồng khiến cho bên còn lại không thể đạt được mục đích ban đầu. Ngoài ra, có thể bên vi phạm vi phạm những cam kết tuy không cơ bản nhưng bất hợp lý và có ảnh hưởng đến tiến độ hoặc các quá trình làm việc của bên thứ ba.

Bên cạnh việc hai bên chấm dứt hợp đồng, các bên có quyền thỏa thuận các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với từng bên.

Nên thỏa thuận thuận việc đơn phương chấm dứt hợp đồng dù có phù hợp với những điều kiện mà hợp đồng đã quy định vẫn phải thông báo cho bên còn lại bằng văn bản, nếu không thông báo mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

(ix) Giải quyết tranh chấp

Các bên thỏa thuận chọn con đường Tòa án hoặc Trọng tài nếu tranh chấp xảy ra. Đồng thời các hợp đồng quốc tế lưu ý về việc chọn luật điều chỉnh ngay từ khi ký kết hợp đồng nhằm tránh các rắc rối về sau trong việc chọn hoặc phải tuân theo sự điều chỉnh của pháp luật nước nào.

Soạn thảo hợp đồng cần lưu ý điều gì?

(i) Hình thức Hợp đồng

Trong một số trường hợp nhất định do pháp luật quy định, hình thức là một trong những điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng ví dụ như: hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất, bất động sản, mua bán các phương tiện như ôtô, tàu thủy, … đều phải được lập thành văn bản và phải có công chứng. Nếu không đáp ứng các điều kiện này, giao dịch sẽ vô hiệu và không được pháp luật bảo vệ. Ngoài ra, trong một số trường hợp pháp luật quy định Hợp đồng phải đăng ký hoặc phải xin phép thi phải tuân theo các quy định đó.

(ii) Chủ thể ký kết Hợp đồng

Ngoài việc phải đảm bảo điều kiện về mặt chủ thể khi tham gia giao dịch theo quy định của Bộ luật Dân sự (phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự) thì Hợp đồng phải do người có thẩm quyền hoặc người được người có thẩm quyền ủy quyền ký kết.

Thông thường đối với doanh nghiệp thì người có thẩm quyền ký kết Hợp đồng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, được xác định rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc người được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền.

Lưu ý: Người đại diện theo ủy quyền chỉ được thực hiện trong phạm vi được uỷ quyền khi ký kết hợp đồng.

Việc không đảm bảo điều kiện về mặt chủ thể khi ký kết Hợp đồng có thể dẫn đến Hợp đồng vô hiệu.

(iii) Nội dung Hợp đồng

- Đối tượng Hợp đồng: Đây là điều đầu tiên các Bên cần chú ý đến khi soạn thảo Hợp đồng, cần xác định rõ đối tượng chủ thể là gì? Có đặc điểm như thế nào? Đã đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật (nếu có) hay chưa?... Việc quy định chi tiết đối tượng hợp đồng đôi khi có thể là căn cứ để xem xét có sự vi phạm hợp đồng hay không, từ đó xác định trách nhiệm giữa các bên, đặc biệt là đối với Hợp đồng mua bán hàng hóa.

- Hiệu lực Hợp đồng: Thông thường, Hợp đồng sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm Bên sai cùng ký vào Hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Trừ một số loại hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật (hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển nhượng dự án bất động sản, hợp đồng chuyển giao công nghệ…), các bên cần hết sức lưu ý điều này bởi vì hợp đồng có hiệu lực mới phát sinh trách nhiệm pháp lý, ràng buộc các bên phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng.

- Phạt vi phạm và Bồi thường thiệt hại: Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”. Như vậy việc phạt vi phạm chỉ áp dụng khi các bên có thỏa thuận trong Hợp đồng. Do đó trường hợp muốn áp dụng chế tài phạt vi phạm để ràng buộc trách nhiệm giữa các bên thì cần phải thỏa thuận rõ nội dung này trong Hợp đồng.

Cần lưu ý rằng phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là hai chế tài khác nhau, Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Điều này cần phải được quy định rõ ràng.

Ngoài ra, cần phải lưu ý về mức phạt vi phạm tối đa trong một số trường hợp. Bộ luật Dân sự không quy định về mức phạt vi phạm tối đa, tuy nhiên Luật thương mại năm 2015 quy định mức phạt vi phạm đối với các Hợp đồng thương mại tối đa là 8%, Hợp đồng xây dựng đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước thì mức phạt vi phạm tối đa không quá 12%. Trường hợp quy định mức phạt vượt quá mức tối đa theo quy định của pháp luật thì phần vượt quá có thể bị coi là vô hiệu, do đó, các Bên cần phải xác định rõ quan hệ pháp luật để quy định mức phạt vi phạm cho phù hợp.

- Luật áp dụng và Giải quyết tranh chấp: Đối với các loại Hợp đồng nói chung, đặc biệt là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng, một điều khoản không kém quan trọng đó là điều khoản chọn luật và nơi giải quyết tranh chấp. Việc này giúp chho các bên tránh những tranh cãi không đáng có, và không bị lúng túng khi giải quyết tranh chấp, giúp quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh hơn.

Những sai lầm chết người khi soạn thảo hợp đồng

Thời gian qua, quá trình soạn thảo và ký kết hợp đồng, cơ bản các chủ thể thực hiện đúng quy định của pháp luật, bên cạnh đó cũng không ít trường hợp do không không hiểu biết về hợp đồng hoặc do cẩu thả nên khi soạn thảo, ký kết hợp đồng đã có những sai sót cả nội dung và hình thức dẫn đến việc tranh chấp làm thiệt hại cả hàng chục, hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng cho các chủ thể. Trong bài viết này xin nêu lên một số lỗi thường gặp trong quá trình soạn thảo, ký kết hợp đồng như sau:

Thứ nhất, về hình thức hợp đồng

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, quá trình ký kết hợp đồng các bên có quyền tự do lựa chọn hình thức hợp đồng, có thể bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Trong một số trường hợp quan trọng, pháp luật bắt buộc phải thực hiện bằng văn bản và phải có công chứng hoặc chứng thực thì phải tuân theo các quy định đó. Trong thực tế, do sự quen biết nhau và để thuận tiện trong quá trình thực hiện một số công việc các chủ thể thường chỉ thể hiện qua lời nói. Mặc dù đây là hình thức được pháp luật quy định, song chỉ nhất trí thông qua lời nói nên khi có tranh chấp xảy ra thường rất khó khăn cho cơ quan tiến hành giải quyết tranh chấp. Do vậy, cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của bản thân và để làm cơ sở cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết là việc ký kết hợp đồng phải thể hiện bằng văn bản, trong đó nghi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên. Đối với một số hợp đồng quan trọng, giá trị lớn, tài sản đặc biệt, hoặc đối tượng hợp đồng phức tạp thì nên đến tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp xã, cấp huyện để công chứng hoặc chứng thực. Khi thực hiện hành vi công chứng hoặc chứng thực thì cán bộ Tư pháp hoặc công chứng viên sẽ xem xét lại nội dung mà hai bên đã soạn thảo, xem có đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý để có sự hướng dẫn, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nội dung, từ đó đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng.

Thứ hai, văn bản pháp luật làm căn cứ ký kết hợp đồng

Hiện nay, các văn bản pháp luật làm căn cứ để ký kết hợp đồng là: Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Bộ luật Hàng hải. Tuy nhiên, có một số hợp đồng, các chủ thể lại căn cứ vào Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế số 24-LCT/HĐNN8 do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 25/9/1989. Việc áp dụng Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế này là không đúng quy định của pháp luật. Vì Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 đã hết hiệu lực theo Nghị quyết số 45/2005/NQ-QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005. Từ việc căn cứ văn bản để ký kết hợp đồng sai do đó áp dụng các quy định pháp luật cụ thể đối với từng điều khoản của loại hợp đồng sai, dẫn đến hợp đồng đã ký kết sẽ bị tuyên vô hiệu hoặc không được pháp luật bảo vệ.

Thứ ba, về năng lực chủ thể giao kết hợp đồng:

Người tham gia ký kết hợp đồng cần phải có thẩm quyền ký kết và đã được pháp luật quy định. Đối với doanh nghiệp, muốn ký kết hợp đồng thì phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, nếu không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhưng vẫn đứng ra thay mặt doanh nghiệp ký các hợp đồng mà không có văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc có văn bản ủy quyền nhưng văn bản ủy quyền này đã hết hạn hoặc người được ủy quyền ký kết các hợp đồng vượt quá phạm vi ủy quyền về giá trị và thẩm quyền thì hợp đồng đó sẽ bị tuyên bố vô hiệu.

Thứ tư, một số nội dung của hợp đồng không quy định chặt chẽ:

Một số hợp đồng có sai sót về nội dung hợp đồng như: Không quy định về thời gian thực hiện hợp đồng, thời gian thực hiện nghĩa vụ thanh toán không cụ thể, hoặc không nêu rõ bắt đầu từ thời điểm nào, thời điểm chuyển giao rủi ro, chuyển giao quyền sở hữu, quyền quản lý về tài sản. Có hợp đồng thì không quy định về thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng hoặc không thỏa thuận về một số nghĩa vụ thanh toán do bên nào chịu, như chi phí bốc dỡ hàng hóa, lưu kho bãi... Do đó, quá trình thực hiện sẽ dễ nảy sinh tranh chấp, kiện tụng, khiến cho việc kinh doanh không được ổn định.

Để tránh mắc những lỗi sai đó mời bạn đọc tham khảo những bài viết sau:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Luật sư Nguyễn Thị Mai

Luật sư Nguyễn Thị Mai

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-thi-mai Luật Sư Nguyễn Thị Mai là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn dân sự, lao động, đất đai, hôn nhân gia đình.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.15972 sec| 1098.906 kb