Vốn điều lệ là phần rất quan trọng khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nhưng có rất ít các cá nhân biết rõ vốn điều lệ là gì và những ảnh hưởng của vốn điều lệ đối với doanh nghiệp khi đi vào hoạt động. Vậy vốn điều lệ là gì ? Thời hạn góp vốn điều lệ của công ty cổ phần, công ty TNHH là bao lâu? Có cần phải chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp hay không? Cách chứng minh vốn điều lệ như thế nào ?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020:
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Theo đó, có thể hiểu vốn điều lệ là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên góp vốn hoặc cổ đông. Hoặc giá trị cổ phần đã thanh toán khi thành lập doanh nghiệp.
Vốn điều lệ sẽ được ghi trong Điều lệ công ty và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến lệ phí môn bài đóng hàng năm của doanh nghiệp:
Cụ thể:
(i) Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, mức lệ phí môn bài: 3 triệu đồng/năm
(ii) Vốn điều lệ từ từ 10 tỷ đồng trở xuống, mức lệ phí môn bài: 2 triệu đồng/năm
Theo khoản 2, điều 75 Luật Doanh Nghiệp năm 2020 có quy định: “2. Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.”
Kết luận: Thời hạn góp vốn của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ( Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên),thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) , và thời hạn góp vốn điều lệ công ty cổ phần của cổ đông công ty cổ phần ( Đối với công ty cổ phần) chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Như vậy: Đối với cá nhân góp vốn vào doanh nghiệp: có thể góp vốn bằng tiền mặt vào quỹ tiền mặt của công ty, hoặc góp vốn bằng cách chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của công ty mà cá nhân đó cam kết góp vốn; Hoặc góp vốn bằng các loại tài sản khác theo quy định của điều 34 Luật doanh nghiệp năm 2020 Đối với doanh nghiệp góp vốn vào doanh nghiệp: Bắt buộc phải góp vốn điều lệ bằng hình thức không dùng tiền mặt. Có thể thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi,… thông qua tài khoản ngân hàng; hoặc nếu doanh nghiệp góp vốn bằng bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Vốn điều lệ do công ty tự đăng ký và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai. Thực tế cho thấy doanh nghiệp không cần phải chứng minh vốn điều lệ tại bước đăng ký doanh nghiệp.
Trừ trường hợp ngành nghề đăng ký của doanh nghiệp yêu cầu vốn pháp định. Thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định này. Ngành nghề yêu cầu vốn ký quỹ cũng nên cần phải chứng minh. Việc chứng minh để biết doanh nghiệp có đủ điều kiện để được thành lập và hoạt động ngành nghề đó hay không.
Việc chứng minh phần vốn góp của thành viên công ty là hoàn toàn cần thiết. Các thành viên góp vốn hoặc cổ đông sẽ phải nắm giữ các giấy tờ để chứng minh mình đã góp vốn vào công ty. Cũng như lấy đó làm căn cứ để phân chia lợi nhuận sau này.
Thành viên góp vốn hoặc cổ đông sẽ phải giữ các giấy tờ sau để chứng minh phần vốn đã góp:
(i) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thể hiện rõ tỷ lệ vốn góp của các thành viên/ cổ đông
(ii) Điều lệ công ty
(iii) Giấy chứng nhận góp vốn, cổ phiếu. Cần lưu ý rằng, khác với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Điều lệ. Khi công ty đã phát hành các tài liệu này cho thành viên/cổ đông. Dù trên thực tế các thành viên/cổ đông đã góp vốn vào công ty hay chưa. Thì tài liệu đó là một trong các căn cứ pháp lý quan trọng xác định phần vốn góp, quyền và nghĩa vụ của các thành viên đối với công ty khi có tranh chấp xảy ra.
(iv) Sổ đăng ký thành viên/ cổ đông. Tài liệu này thể hiện rõ tỷ lệ góp vốn/ cổ phần/ loại tài sản góp vốn.
(v) Biên lai thu tiền, chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng, chứng từ về tài sản góp vốn.
(vi) Các tài liệu khác trong nội bộ doanh nghiệp.
Xem thêm:Khi đăng ký doanh nghiệp việc đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu, ở mức độ nào tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như tiềm lực tài chính cùng với định hướng kinh doanh của chủ doanh nghiệp và giá trị các hợp đồng dự định sẽ ký kết trong tương lai. Do đó, bạn nên đăng ký mức vốn điều lệ vừa phải, phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.
Sau này, khi nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên, chủ doanh nghiệp có thể tham khảo: Thủ tục tăng giảm vốn điều lệ Xem thêm: Thay đổi vốn điều lệ công ty cần nộp lại thuế môn bài không? Câu hỏi 2: Đăng ký vốn điều lệ ít quá có được không?Trả lời: Để trả lời cho câu hỏi này, Công ty Luật TNHH Everest xin được phân tích ưu và nhược điểm của việc đăng ký vốn điều lệ ít như sau:
Ưu điểm:
(i) Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm ít hơn vì chỉ phải chịu trách nhiệm dựa trên số vốn điều lệ đã đăng ký (ii) Ít rủi ro hơn Nhược điểm (i) Khi đăng ký vốn điều lệ quá ít thì công ty sẽ không tạo được sự tin tưởng từ đối tác, nhất là các đối tác mới.(ii) Không chỉ có thế đăng ký vốn quá thấp cũng không tạo được sự tin tưởng từ phía ngân hàng. Dẫn đến tỷ lệ được duyệt hồ sơ vay sẽ thấp hơn.
Bạn có thể tham khảo điều kiện và trình tự thủ tục tăng vốn điều lệ Câu hỏi 3: Đăng ký vốn điều lệ quá nhiều có được không? Trả lời: Ngược lại với câu hỏi trên, việc đăng ký vốn điều lệ quá nhiều sẽ có những ưu và nhược điểm sau: Ưu điểm: (i) Tạo được sự tin tưởng từ các đối tác khi đăng ký vốn điều lệ nhiều (ii) Tạo được sự tin tưởng từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Dẫn đến tỷ lệ được duyệt hồ sơ sẽ cao hơn. Nhược điểm: (i) Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, bồi thường hợp đồng, thì doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn, tương ứng với số vốn điều lệ đã đăng ký. Bạn có thể tham khảo điều kiện và trình tự thủ tục giảm vốn điều lệ
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm