Phân biệt hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) và các loại hợp đồng khác

Bởi Hồ Thị Ngọc Ánh - 22/01/2021
view 2759
comment-forum-solid 0
Luật Đầu tư năm 2014 quy định bốn hình thức đầu tư của nhà đầu tư. Bao gồm: (1) Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; (2) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; (3) Đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (hợp đồng PPP); (4) Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC).

Có hai hình thức đầu tư theo hợp đồng được Luật Đầu tư quy định là: Hợp đồng BCC và Hợp đồng PPP. Trong đó, hợp đồng PPP là hình thức đầu tư mới được bổ sung bởi Luật Đầu tư năm 2014, bản chất đây là tên gọi chung của các hợp đồng BOT, BTO, BT…

Trên cơ sở so sánh Hợp đồng BCC và Hợp đồng PPP, chúng tôi sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa hai loại hợp đồng này; đồng thời nêu lên được ưu, nhược điểm của hợp đồng BBC so với hợp đồng PPP. Từ đó, giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện, sâu sắc về hai loại hợp đồng này và lựa chọn được loại hình đầu tư theo hợp đồng phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

1. Phân biệt hợp đồng BCC và PPP

Tiêu chí Hợp đồng BCC Hợp đồng PPP
Khái niệm Là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế (Khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014). là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 27 Luật Đầu tư 2014 (Khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014). Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ-CP, hợp đồng PPP bao gồm các hợp đồng sau: i. Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (hợp đồng BOT). ii. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (hợp đồng BTO). iii. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (hợp đồng BT). iv. Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (hợp đồng BOO). v. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (hợp đồng BTL). vi. Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (hợp đồng BLT). vii. Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (hợp đồng O&M). viii. Hợp đồng hỗn hợp (hợp đồng kết hợp các hợp đồng nêu trên).
Chủ thể Các nhà đầu tư Các nhà đầu tư và sự tham gia của Nhà nước thông qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Lĩnh vực đầu tư Tất cả các lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Thường được thực hiện trong các lĩnh vực: - Giao thông vận tải; - Nhà máy điện, đường dây tải điện; - Hệ thống chiếu sáng công cộng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; công viên; nhà, sân bãi để ô tô, xe, máy móc, thiết bị; nghĩa trang; - Trụ sở cơ quan nhà nước; nhà ở công vụ; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư; - Y tế; giáo dục, đào tạo, dạy nghề; văn hóa; thể thao; du lịch; khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn; ứng dụng công nghệ thông tin; - Hạ tầng thương mại; hạ tầng khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung; hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao; cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; - Nông nghiệp và phát triển nông thôn; dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. (Điều 4 Nghị định 63/2018/NĐ-CP).
Mục đích Thu lợi nhuận, sản phẩm và các mục đích kinh tế, tài chính khác. - Phía Nhà nước: kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm. Giảm gánh nặng tài chính cho Nhà nước khi tiến hành đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. - Phía nhà đầu tư: Thu lợi nhuận và các quyền lợi ưu đãi khác.
Nội dung Các thỏa thuận mang tính hợp tác kinh doanh, cùng bỏ vốn để cùng kinh doanh, cùng chia sẻ kết quả kinh doanh và rủi ro… Các thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc xây dựng, kinh doanh và chuyển giao công trình cho Nhà nước Việt Nam.
Thời hạn thực hiện Thường ngắn (chủ yếu là các dự án đầu tư ngắn hạn), tùy theo thỏa thuận của các bên. Thường dài hơn do các nhà đầu tư còn kinh doanh nhằm thu hồi vốn sau khi xây dựng xong công trình.

2. Ưu điểm của Hợp đồng BCC

Theo quy định của pháp luật Việt Nam không yêu cầu các nhà đầu tư thành lập pháp nhân. Đây được xem là ưu điểm lớn nhất của Hợp đồng BCC. Tạo thuận lợi đối với các nhà đầu tư nói chung và các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng. Điều này mang lại những thuận lợi cho nhà đầu tư như:

(i) Do không thành lập pháp nhân nên nhà đầu tư thường chủ động, linh hoạt hơn và ít phụ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của dự án đầu tư;

(ii) Các bên trong hợp đồng có thể tự nhân danh chính mình trong hoạt động đầu tư và độc lập với nhau về mặt tổ chức;

(iii) Việc không phải thành lập một pháp nhân mới khi thực hiện hoạt động đầu tư đã rút ngắn thời gian và thủ tục hình thức thực hiện dự án đầu tư, giúp các nhà đầu tư có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí, công sức và giữ thời cơ thực hiện việc đầu tư;

(iv) Ngoài ra, các nhà đầu tư sẽ tránh được những mâu thuẫn trong việc quản lý. Do không phải tham gia đồng chủ sở hữu của một tổ chức kinh tế mới nào đó.

Với hình thức đầu tư này, các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau. Bổ sung cho nhau những điểm mạnh và hỗ trợ những thiếu sót giữa các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, việc đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC cũng có những hạn chế nhất định xuất phát từ chính ưu điểm không thành lập pháp nhân mới. Các bên trong hợp đồng sẽ gặp khó khăn khi dự án phải giao dịch với một bên thứ ba, do không tồn tại một đại diện của các bên trong dự án. Khi đó, các nhà đầu tư sẽ phải tự thỏa thuận bên nào sẽ dùng con dấu của mình để thực hiện ký kết hợp đồng với bên thứ ba. Tuy nhiên, nếu có bất đồng trong quan điểm về viêc sử dụng con dấu này thì dự án đầu tư sẽ phải dừng lại và chờ đợi giải quyết. Trong khi đó, Nhà nước Việt Nam vẫn chưa quy định cụ thể về trách nhiệm giữa các bên đối tác khi giao kết hợp đồng với bên thứ ba.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

3. Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện. Nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết có sử dụng kiến thức, ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo. Bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Hồ Thị Ngọc Ánh

Hồ Thị Ngọc Ánh

https://luatcongty.vn Hồ Thị Ngọc Ánh là chuyên viên pháp lý của một công ty luật tại Hà Nội. Hiện tại Ngọc Ánh cũng đang là content editor của website luatcongty.vn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.86253 sec| 1016.891 kb