Phân loại điều kiện trong hợp đồng có điều kiện

Bởi Phạm Thị Yến Nhi - 01/07/2020
view 500
comment-forum-solid 0

Về mặt lý luận trong khoa học pháp lý nhiều quan điểm đều cho rằng sự kiện pháp lý có thể được phân loại thành sự biến pháp lý; hành vi pháp lý; xử sự pháp lý; thời hạn và thời hiệu ngoài ra còn có thể là bản án hoặc quyết định của Toà án. Như vậy, điều kiện trong hợp đồng có điều kiện có thể là một trong những sự kiện pháp lý .

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hợp đồng có điều kiện

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo đó, hợp đồng có điều kiện là một loại của hợp đồng được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 được quy định cụ thể như sau:

Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định (Khoản 6 Điều 402 của Bộ luật dân sự năm 2015).

Đặc điểm của hợp đồng có điều kiện

Hợp đồng có điều kiện là một loại hợp đồng mang tính đặc thù và có những đặc điểm cơ bản sau:

- Sự kiện phát sinh trong đời sống xã hội được các bên thỏa thuận làm điều kiện của hợp đồng, theo đó việc thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

- Hợp đồng dân sự có điều kiện là hợp đồng được giao kết hợp pháp nhưng hiệu lực của hợp đồng còn phụ thuộc vào sự kiện là điều kiện do các bên thỏa thuận và theo đó khi sự kiện phát sinh hoặc chấm dứt là điều kiện đề hợp đồng được thực hiện, được thay đổi hoặc được chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.

- Hợp đồng dân sự có điều kiện là hợp đồng có đối tượng hoặc là tài sản, hoặc thực hiện một việc hoặc không được thực hiện một việc vì lợi ích của một hai bên tham gia hợp đồng có điều kiện và loại hợp đồng này cũng có các đặc điểm của hợp đồng dân sự nói chung là có đền bù hoặc không có đền bù hoặc vì lợi ích của người thứ ba.

- Sự kiện xác lập trong hợp đồng dân sự có điều kiện phải thuộc về tương lai.

- Sự kiện trong hợp đồng có điều kiện là sự kiện hoàn toàn khách quan, không mang tính chất hoang tưởng, không vượt quá khả năng của con người.

- Thời điểm phát sinh hiệu lực hợp đồng là thời điểm sự kiện làm điều kiện đó xảy ra hoặc không xảy ra.

Phân loại điều kiện trong thực hiện hợp đồng

Điều kiện là sự kiện pháp lý. Theo đó, “sự kiện pháp lý” được hiểu là “những sự kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế”. Theo một quan điểm: “không phải mọi sự kiện xảy ra trong thực tế đều là sự kiện pháp lý mà chỉ những sự kiện làm phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định mới là sự kiện pháp lý có thể là hiện tượng tự nhiên hoặc là hành vi của con người…(…)… Sự kiện pháp lý trong quan hệ pháp luật dân sự nói chung là những sự kiện xảy ra trong thực tế được pháp luật dân sự dự liệu, quy định làm phát sinh hậu quả pháp lý: phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự”.

Theo đó từ “điều kiện” chính là sự kiện mà quyền và nghĩa vụ của các bên phụ thuộc vào đó. Sự kiện như vậy có thể là hiện tượng, sự việc hoặc là hành vi của một trong các bên giao kết hợp đồng, hành vi của bên thứ ba, hoặc bất kỳ sự kiện nào khác trong thế giới thực của chúng ta. Căn cứ vào hậu quả pháp lý, sự kiện pháp lý là điều kiện của hợp đồng có điều kiện có thể phân thành.

Sự kiện làm phát sinh hợp đồng có điều kiện: đây là những sự kiện thực tế hợp pháp mà khi xuất hiện những sự kiện đó thì làm phát sinh hợp đồng có điều kiện. Ví dụ: A thoả thuận sẽ giao kết hợp đồng mua bán căn hộ khi căn hộ đã có chủ quyền. Như vậy, việc hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến căn hộ là điều kiện phát sinh hợp đồng mua bán căn hộ giữa A và B.

Sự kiện làm thay đổi hợp đồng có điều kiện: là những sự kiện thực tế hợp pháp mà khi xuất hiện những sự kiện đó có thể làm thay đổi nội dung của hợp đồng. Ví dụ: A và B giao kết hợp đồng thuê nhà với thời hạn 3 năm với giá là 3 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, A thoả thuận với B là A sẽ tăng giá nhà 3,5 triệu đồng/tháng sau khi sửa nhà xong và B đồng ý. Như vậy, “nhà sửa xong” sẽ tăng giá là điều kiện làm thay đổi nội dung hợp đồng.

Sự kiện làm chấm dứt quan hệ hợp đồng: là những sự kiện thực tế mà khi xuất hiện những sự kiện đó thì làm chấm dứt quan hệ hợp đồng. Ví dụ: A thoả thuận với B là tặng cho B căn nhà nhưng với điều kiện B nuôi dưỡng A suốt đời, nếu B vi phạm điều kiện thì hậu quả là hợp đồng tặng cho bị huỷ bỏ, nghĩa là chấm dứt hợp đồng, hoặc một ví dụ khác: A thoả thuận với B cho B ở nhờ nhà cho đến khi B học xong đại học. Vậy “học xong đại học” là sự kiện chấm dứt hợp đồng cho ở nhờ nhà.

Căn cứ vào tính ý chí trong quan hệ pháp luật dân sự, có thể chia điều kiện thành:

Sự kiện pháp lý phát sinh theo ý chí của chủ thể: Đây là những hành vi pháp lý có ý thức của con người. Ví dụ: A thoả thuận sẽ tặng B chiếc xe ô tô nếu B quản lý nhà giúp A khi A phải ra nước ngoài 3 năm. Như vậy, thoả thuận này hoàn toàn xuất phát từ ý chí tự nguyện của A, A sẽ thực hiện việc tặng cho nếu B hoàn thành điều kiện A yêu cầu.

Sự biến pháp lý: Là sự xuất hiện và diễn biến của sự vật, hiện tượng hoàn toàn không phụ thuộc vào ý thức của con người. Đó có thể là sự kiện bất khả kháng – là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép[16]. Thông thường, về nguyên tắc chung trong quan hệ hợp đồng “trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” (Khoản 2 Điều 351 BLDS 2015). Ví dụ: A vận chuyển cho B 10 tấn hàng bằng tàu thuỷ, trong hợp đồng A thoả thuận với B nếu có thiệt hại xảy ra trong quá trình vận chuyển thì A sẽ bồi thường thiệt hại cho B kể cả trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng xảy ra, vậy sự kiện bất khả kháng vẫn là điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này.

Căn cứ vào quy định của pháp luật dân sự hiện hành, tồn tại các loại điều kiện như: điều kiện phát sinh (là điều kiện làm phát sinh hợp đồng có điều kiện), điều kiện huỷ bỏ (là loại sự kiện tồn tại cũng trên cơ sở sự thoả thuận giữa các bên, theo đó khi điều kiện là sự kiện huỷ bỏ xảy ra thì hợp đồng bị huỷ bỏ). Theo đó, khoản 1 Điều 120 BLDS 2015 quy định về giao dịch dân sự có điều kiện như sau: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ”. Như vậy việc quy định thêm các điều kiện cho một giao dịch dân sự hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí và sự thống nhất của các chủ thể tham gia giao dịch.

Ngoài ra, chúng ta có thể hiểu điều kiện trong giao dịch dân sự có thể do một bên đưa ra (hành vi pháp lý đơn phương) hoặc do các bên thỏa thuận (hợp đồng). Ví dụ: A thỏa thuận với B rằng A sẽ mua con ngựa của B nếu con ngựa đó thắng trong cuộc đua ngày hôm sau hoặc trong di chúc người để lại di sản đưa ra điều kiện để hưởng di sản của người thừa kế… Ví dụ khác: A thoả thuận sẽ mua loại mỹ phẩm dưỡng da B bán sau thời hạn dùng thử và thấy hiệu quả, vậy, nếu sau thời gian sử dụng, mỹ phẩm có hiệu quả đối với A thì sẽ làm phát sinh hợp đồng mua bán giữa A và B. Bên cạnh đó, điều kiện trong giao dịch dân sự có điều kiện có thể là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng, ví dụ: A cho B vay 100 triệu đồng, A thoả thuận với B nếu năm nay việc kinh doanh của A thuận lợi, A sẽ miễn trách nhiệm trả nợ cho B. Vậy, “việc kinh doanh thuận lợi” là điều kiện để “miễn trách nhiệm trả nợ” hay nói cách khác là chấm dứt hợp đồng vay.

Tuy nhiên, BLDS chỉ dừng lại ở việc liệt kê về loại điều kiện, chưa có khái niệm cũng như quy định nội dung của các loại điều kiện này. Nhìn chung, các vấn đề pháp lý xoay quanh điều kiện trong hợp đồng có điều kiện nói riêng và điều kiện của loại hợp đồng này nói chung chỉ tồn tại trong các quan điểm của các chuyên gia.

Phân biệt nghĩa vụ là điều kiện và nghĩa vụ cơ bản trong hợp đồng

 Điều kiện là nghĩa vụ đã được thoả thuận và bảo đảm thực hiện bởi các bên. Một điều kiện phát sinh là một sự kiện hoặc sự việc được yêu cầu trước khi tồn tại nghĩa vụ kế tiếp. Trong pháp luật hợp đồng, điều kiện phát sinh là sự kiện phải xảy ra (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác), trước khi đến hạn thực hiện hợp đồng, nghĩa là trước khi hợp đồng có hiệu lực. Còn nghĩa vụ cơ bản trong hợp đồng đã tồn tại, đã được cam kết và bên có nghĩa đã chịu sự ràng buộc bởi hợp đồng đã có hiệu lực.

Ví dụ 1: A ký hợp đồng cho B vay 200 triệu vào ngày 1.2.2017 và B hứa với A thời điểm trả nợ là ngày 1.2.2018. Thoả thuận này tồn tại quyền của A và nghĩa vụ của B, nhưng “lời hứa” của B đối với A trong trường hợp này không phải là điều kiện phát sinh của hợp đồng, bởi lẽ thời điểm 1.2.2018 là một khoảng thời hạn mà B phải thực nghĩa vụ trong hợp đồng vay khi đến hạn, không được xem xét như một lời hứa. Ví dụ 2: A cam kết sẽ bán nhà cho B nếu có quyết định chuyển công tác của đơn vị từ Hà Nội vào Sài Gòn. Đây là thoả thuận “lời hứa” có điều kiện và điều kiện “bán nhà” không chắc chắn sẽ xảy ra. Điều này có thể hiểu rằng cho đến khi “sự kiện thực tế” xảy ra hay phát sinh là A “đã có quyết định chuyển công tác” thì hợp đồng mua bán nhà mới được xác lập. Như vậy, trước khi tồn tại mối quan hệ pháp lý, giữa các bên tồn tại quyền và nghĩa vụ mang tính chất điều kiện, điều này trái ngược với quyền và nghĩa vụ mang tính bắt buộc.

Hợp đồng thương mại – những điều doanh nghiệp cần biết

Dịch vụ thư ký luật dành cho doanh nghiệp

Dịch vụ pháp lý thường xuyên dành cho doanh nghiệp

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện căn cứ các tài liệu, chứng cứ của vụ việc, nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia – nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.
Phạm Thị Yến Nhi

Phạm Thị Yến Nhi

https://luatcongty.vn Phạm Thị Yến Nhi một cô gái nhiệt tình, vui vẻ và yêu đời. Có niềm đam mê với việc viết lách, thích tìm hiểu, phân tích các vấn đề pháp lý khác nhau để tạo thêm nhiều giá trị cho bản thân. Vì vậy rất mong muốn được chia sẽ những kiến thức mà mình học hỏi và tìm hiểu đến bạn đọc. Các bài viết của Yến Nhi trên website luatcongty.vn là những kiến thức mà Nhi muốn chia sẻ đến mọi người

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.46265 sec| 1019.242 kb