Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.
Theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 163/2018/NĐ-CP: ”Điều 5. Nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp: 1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng trả nợ. 2. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, để tăng quy mô vốn hoạt động hoặc để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp. Mục đích phát hành phải được doanh nghiệp nêu cụ thể tại phương án phát hành trái phiếu và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu theo quy định tại Nghị định này”.
Theo quy định trên của pháp luật thì tổ chức phát hành trái phiếu là Chính phủ hoặc doanh nghiệp sau khi tổ chức đó bán trái phiếu cho tổ chức, cá nhân khác thì trở thành người thụ trái tức là người mắc nợ, người trả nợ có nghĩa vụ trả cho người mua khoản tiền tính theo mệnh giá lúc phát hành kèm theo lãi trái phiếu khi đến hạn thanh toán.
Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, dữ liệu điện tử ghi nhận nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi của tổ chức, doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu. Người sở hữu trái phiếu gọi là người đầu tư trái phiếu, người đầu tư trái phiếu bản chất là người cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu vay tiền.
Trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành ra. Theo pháp luật chứng khoán, trái phiếu là một loại chứng khoán và thường được gọi là chứng khoán nợ. Ưu điểm của một số loại trái phiếu là có lãi suất được ấn định trước, nên người sở hữu được hưởng thu nhập ổn định.
Nguyên tắc trên cho thấy, nhà nước giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu. Tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ, tối đa hóa lợi nhuận nhưng phải nêu rõ mục đích trong phương án phát hành trái phiếu. Nguyên tắc còn tạo nên sự công khai, minh bạch, tự chủ động trong sử dụng trái phiếu nhưng trong giới hạn của pháp luật cho phép.
Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198Kỳ hạn trái phiếu: do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt phát hành căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp và tình hình thị trường.
Khối lượng phát hành: do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn và khả năng huy động của thị trường trong từng thời kỳ.
Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu
Đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước, đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam;
Đối với trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế, đồng tiền phát hành thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành;
Đồng tiền sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu cùng loại với đồng tiền phát hành.
Mệnh giá trái phiếu:
Trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước, mệnh giá là 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam hoặc bội số của 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam.
Mệnh giá của trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành.
Hình thức trái phiếu:
Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử;
Doanh nghiệp phát hành quyết định cụ thể hình thức trái phiếu đối với mỗi đợt phát hành theo quy định tại thị trường phát hành.
Công ty cổ phần có quyền phát hành các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huy động vốn từ công chứng. Khả năng này tạo thành ưu thế đặc biệt của công ty cổ phần so với các loại công ty khác. Khi có đủ điều kiện theo quy định của Luật chứng khoán, công ty cổ phần có thể phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ hoặc trái phiếu để vay vốn.
Việc phát hành trái phiếu để vay vốn các doanh nghiệp phải bảo đảm các điều kiện, điều khoản cơ bản của trái phiếu như kỳ hạn, khối lượng phát hành, đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu, mệnh giá, hình thức… Sự khác biệt giữa trái phiếu và cổ phiếu là ở chỗ: Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Giá trị cổ phần do công ty quyết định và được ghi trên cổ phiếu gọi là mệnh giá cổ phiếu.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm