Hiện nay, khái niệm phát minh và sáng chế thường được dùng thay thế cho nhau bằng văn nói nhưng xét dưới góc độ pháp lý thì nội hàm của hai khái niệm này có sự khác biệt. Như vậy giữa phát minh và sáng chế có dự khác nhau cụ thể như thế nào?
Trong quá trình tìm hiểu về quyền sở hữu trí tuệ, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm phát minh và sáng chế. Do vậy cần có sự phân biệt rạch ròi giữa 2 khái niệm này nhằm giúp cho người tạo ra phát minh, sáng chế thực hiện đúng quyền của mình. Theo từ điển bách khoa Việt Nam, phát minh là việc phát hiện một sự vật, một hiện tượng hoặc một quy luật tồn tại khách quan của tự nhiên mà con người chưa từng biết tới. Phát minh làm thay đổi, nâng cao trình độ nhận thức của con người đối với tự nhiên và tạo cơ sở để con người lợi dụng, chế ngự tự nhiên. Phát minh khoa học là yếu tố quyết định đối với tiến bộ khoa học – kỹ thuật.
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Đối với phát minh: Chỉ có trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, đã tồn tại khách quan (không có tính mới), có khả năng áp dụng để giải thích thế giới, nhưng chưa thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống mà phải thông qua các giải pháp kỹ thuật, nó không có giá trị thương mại.
Đối với sáng chế: Không tồn tại sẵn có trong tự nhiên mà phải nhờ quá trình đầu tư về tài chính, nhân lực mới có thể tạo ra có khả năng áp dụng trực tiếp vào sản xuất và đời sống. Sáng chế có ý nghĩa thương mại, trong thực tế người ta có thể mua, bán sáng chế (chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế) hoặc chuyển quyền sử dụng sáng chế.
Phát minh là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, không được bảo hộ về nội dung mà chỉ được bảo hộ hình thức. Sáng chế là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và được bảo hộ độc quyền về nội dung.
Thỏa mãn các điều kiện được pháp luật quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ về chủ thể và các loại hình tác phẩm được bảo hộ
Sáng chế được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ sđ, bs 2009, đó là:
(i) Có tính mới (so với thế giới).
(ii) Có trình độ sáng tạo
(iii) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Như vậy đối với phát minh hay sáng chế thì có cơ chế bảo hộ riêng biệt. Những người tạo ra phát minh, sáng chế hay những người có liên quan cần có kiến thức đầy đủ để không làm mất thời gian khi đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tính mới là một trong những tiêu chí hàng đầu của sáng chế (phát minh không có tiêu chí này). Như vậy, một sáng chế không sử dụng tình trạng kỹ thuật đã biết.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích thực hiện thế nào?
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm