Quỹ dự trữ tài chính - Một số vấn đề cần lưu lý

Bởi Đinh Thị Huế - 06/12/2020
view 2555
comment-forum-solid 0

Ngân hàng nhà nước là bộ phận quản lý thu chi ngân sách nhà nước, hoạt động theo sự quy định của pháp luật. Để vận hành kinh tế, quản lý thu chi và dự trữ cho những hoạt động kinh tế trong thời gian dài, ngân hàng nhà nước cần có những quỹ dự trữ tài chính.  

Quỹ dự trữ tài chính khác quỹ dự phòng bài viết như thế nào? Chuyên viên pháp lý Nguyễn Văn Hoàng – Công ty Luật TNHH Everest 24/7: 19006198

Quỹ dự trữ tài chính là gì?

Theo khoản 17, Điều 4, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015:"Quỹ dự trữ tài chính là quỹ của Nhà nước, hình thành từ ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật".

Hiểu đơn giản và cụ thể hơn thì đây là khái niệm để dùng để miêu tả chính là tổng hợp toàn bộ các khoản tài chính thu và chi đã được lên kế hoạch và hạch toán từ trước của Nhà nước, nhằm đảm bảo và đáp ứng được các nhu cầu về thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước, ngân sách Nhà nước do các cơ quan, đơn vị Nhà nước có thẩm quyền và quyền hạn quyết định. Một điều đáng nói là, Quỹ dự trữ phải có số dư tại mỗi cấp không được vượt quá 25%, tỷ lệ này nằm trong dự toán ngân sách thu chi của Nhà nước hằng năm đã được quy định, số dư này không bao gồm các khoản chi từ các nguồn tài chính bổ sung.

Các trường hợp sử dụng Quỹ dự trữ tài chính

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 thì Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng trong các trường hợp sau:

Cho ngân sách tạm ứng để đáp ứng các nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách;

Trường hợp thu ngân sách nhà nước; hoặc vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán được Quốc hội; Hội đồng nhân dân quyết định và thực hiện các nhiệm vụ phòng chống; khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa; dịch bệnh trên diện rộng. Với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ về quốc phòng; an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán; mà sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn; được sử dụng quỹ dự trữ để đáp ứng các nhu cầu chi. Nhưng mức sử dụng trong năm tối đa không quá 70% số dư đầu năm của quỹ.

Phân biệt quỹ dự phòng ngân sách và quỹ dự trữ tài chính

Điều giống nhau cơ bản  giữa quỹ dự phòng ngân sách và quỹ dự trữ tài chính là đây đều là những quỹ có trong nhóm chi dự trữ của nhà nước, tuy nhiên nhóm chi dự trữ là những khoản chi ngân sách nhà nước để bổ sung quỹ dự trữ nhà nước và quỹ dự trữ.

Ngoài ra những điểm khác biệt giữa hai quỹ trên được thể hiện qua những điểm sau:

  • Cơ sở pháp luật ban hành

Theo điều 10 và điều 11 của Luật ngân sách nhà nước năm 2015 đã có quy định về khái niệm rõ ràng.

Dự phòng Ngân sách: Theo điều 10 của bộ luật Ngân Hàng Nhà Nước và điều 7 của Nghị định 163/2016/NĐ - CP đã quy định rõ quỹ dự phòng ngân sách Nhà nước là một khoản tài chính trong kế hoạch dự toán thu chi ngân sách ở từng cấp ngân sách, đã được cơ quan có thẩm quyền, quyền hạn quyết định, tuy nhiên quỹ này chưa được phân bổ. Quỹ dự phòng tài chính trong doanh nghiệp được trích lập từ lợi nhuận sau thuế TNDN. Do vậy, kế toán lưu ý rằng việc hạch toán tăng, giảm quỹ dự phòng tài chính phải theo chính sách tài chính hiện hành.

Quỹ dự trữ tài chính: là quỹ của Nhà nước, hình thành từ ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật

Sự khác biệt ở hai khái niệm và cơ sở pháp luật ban hành đó là tính phân bổ trong các quỹ, dự phòng ngân sách đúng như tên gọi của nó, chỉ mang tính dự phòng, chưa được phân bổ.

  • Cấp thành lập

Nếu như cấp thành lập của quỹ dự phòng ngân sách bao gồm tất cả các cấp Ngân sách thì cấp thành lập của Quỹ dự trữ tài chính rộng hơn, nó bao gồm cấp Chính phủ, cấp Ủy ban nhân dân tỉnh và cấp Thành phố trực thuộc trung ương.

  • Thẩm quyền quyết định sử dụng

Thẩm quyền quyết định sử dụng của Quỹ dự trữ tài chính như sau:

Quyền quyết định sử dụng đối với Quỹ dự trữ cấp trung ương: do Bộ trưởng BTC quyết định ứng quỹ để giải quyết những nhu cầu về các vấn đề liên quan trực tiếp đến quốc gia. Được quy định tại Điểm a, khoản 4 điều này.

Quyền quyết định sử dụng đối với Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân thành phố quyết định sử dụng trong phạm vi khoản 4 tại điểu này.

Thẩm quyền quyết định sử dụng của Quỹ dự phòng ngân sách như sau:

Quyền quyết định sử dụng đối với Quỹ dự phòng ngân sách cấp Trung ương do Chính phủ quy định. Định kỳ báo cáo với Ủy ban thường vụ Quốc hội mục đích; những vấn đề liên quan đến việc sử dụng tại kỳ họp gần nhất.

Quyền quyết định sử dụng đối với Quỹ dự phòng ngân sách các cấp dưới do Ủy ban nhân dân các cấp quy định sử dụng vào mục đích đáp ứng các nhu cầu trong nội bộ cấp. Báo cáo với Thường trực Hội đồng nhân dân; Hội đồng nhân dân cùng cấp việc sử dụng định kỳ tại cuộc họp gần nhất.

  • Nguồn thành lập

Về nguồn thành lập Quỹ dự trữ tài chính được quy định tại Khoản 1, Điều 11, Luật Ngân sách Nhà nước như sau:

Quỹ dự trữ tài chính được lấy từ nguồn bố trí ngân sách trong dự toán chi ra ngân sách hằng năm của Nhà nước quy định

Quỹ dự trữ tài chính được lấy từ nguồn kết dư ngân sách theo quy định trong Luật ngân sách nhà nước, tại Khoản 1, Điều 72

Quỹ dự trữ tài chính được lấy từ nguồn tăng thu ngân sách theo quy định trong Luật ngân sách nhà nước, tại Khoản 2, Điều 59

Quỹ dự trữ tài chính được lấy từ nguồn lợi nhuận (lãi) tiền gửi Quỹ dự trữ tài chính

Quỹ dự trữ tài chính được lấy từ các nguồn tài chính, ngân sách khác, tuy nhiên phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật

Quỹ dự trữ tài chính phải có số dư tại mỗi cấp không được vượt quá 25%, tỷ lệ này nằm trong dự toán ngân sách thu chi của Nhà nước hằng năm đã được quy định, số dư này không bao gồm các khoản chi từ các nguồn tài chính bổ sung

Về nguồn thành lập Quỹ dự phòng ngân sách được quy định tại Khoản 1, Điều 10, Luật Ngân sách Nhà nước; được lấy từ dự toán chi ngân sách hằng năm của Nhà nước. Quỹ dự phòng ngân sách phải có mức bố trí dự phòng tại mỗi cấp; không được vượt quá khoảng cách 2 - 4%. Tỷ lệ này nằm trong tổng chi ngân sách riêng ở mỗi cấp.

  • Mục đích sử dụng

Mục đích sử dụng Quỹ dự trữ tài chính được quy định tại Khoản 2, Điều 11, cụ thể ở các trường hợp sử dụng như sau:

Được sử dụng Quỹ dự trữ tài chính cho trường hợp thu ngân sách của Nhà nước. Hay trong trường hợp vay ngân sách với mục đích bù đắp bội chi; do không thể đạt được mức quy định về dự toán ngân sách; do Quốc hội, HĐND quyết định, được thực hiện trong các nhiệm vụ; yêu cầu phòng và chống hay nhiệm vụ; yêu cầu khắc phục các hậu quả do thiên tai, dịch bệnh, thảm họa. Như vậy, có thể sử dụng Quỹ dự trữ tài chính nhằm triển khai các nhiệm vụ. Tuy nhiên chỉ sử dụng tối đa không quá 70% số dư đầu năm trong năm đó.

Mục đích sử dụng Quỹ dự phòng ngân sách được quy định tại Khoản 2, Điều 10. Cụ thể ở các trường hợp sử dụng như sau.

Được sử dụng Quỹ dự phòng ngân sách cho trường hợp thực hiện nhiệm vụ; yêu cầu chi để phòng, chống; hay khắc phục các hậu quả do thiên tai, dịch bệnh, thảm họa, đói nghèo,.. Hay một số nhiệm vụ cấp bách về quốc phòng an ninh

Được sử dụng Quỹ dự phòng ngân sách cho trường hợp hỗ trợ cho ngân sách tài chính ở cấp dưới; nhằm đáp ứng nhiệm vụ đã quy định trong khoản a điều này

Được sử dụng Quỹ dự phòng ngân sách cho trường hợp chi thực hiện hỗ trợ các địa bàn; địa phương khác đã được quy định tại điểm c, Điều 9.

Nếu bạn muốn tham khảo thêm kiến thức pháp luật về doanh nghiệp, hãy click vào đây!

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện. Nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Đinh Thị Huế

Đinh Thị Huế

Đinh Thị Huế một cô gái nhiệt tình, vui vẻ và yêu đời. Có niềm đam mê với việc viết lách, thích tìm hiểu, phân tích các vấn đề pháp lý khác nhau để tạo thêm nhiều giá trị cho bản thân. Vì vậy rất mong muốn được chia sẽ những kiến thức mà mình học hỏi và tìm hiểu đến bạn đọc. Các bài viết của Huế trên website luatcongty.vn là những kiến thức mà Huế muốn chia sẻ đến mọi người

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.38376 sec| 1011.75 kb