Sự cần thiết của nguồn vốn bên ngoài đối với doanh nghiệp

Bởi Hồ Thị Ngọc Ánh - 05/08/2020
view 934
comment-forum-solid 0

Nguồn vốn bên ngoài (tiếng Anh: External capital) bao gồm tất cả các nguồn vốn huy động từ bên ngoài của doanh nghiệp.

Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên pháp lý Hồ Thị Ngọc Ánh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198

Nguồn vốn bên ngoài (External capital)

Định nghĩa: Nguồn vốn bên ngoài trong tiếng Anh là External capital. Nguồn vốn bên ngoài bao gồm tất cả các nguồn vốn huy động từ bên ngoài của doanh nghiệp.

Thuật ngữ liên quan:

Nguồn vốn của doanh nghiệp phản ánh nguồn gốc của vốn mà doanh nghiệp huy động sử dụng cho các hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, nguồn vốn là nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp.

Phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp:

Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn, nguồn vốn được hình thành từ hai nguồn: Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn, nguồn vốn được chia ra thành nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Dựa vào phạm vi huy động vốn, nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài.

Nguồn vốn bên trong (Internal Capital) là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp.

Sự cần thiết của nguồn vốn bên ngoài

Việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp để tăng thêm nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh là vấn đề hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhiều công cụ tài chính và hình thức, phương pháp mới cho phép doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn huy động vốn từ bên ngoài. Nộp thuế và hoàn thuế Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Đặc trưng của nguồn vốn bên ngoài

Nguồn vốn bên ngoài bao hàm một số nguồn vốn chủ yếu sau: Vay người thân (đối với doanh nghiệp tư nhân); Vay Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác; Tín dụng thương mại của nhà cung cấp; Thuê tài sản; Huy động vốn bằng phát hành chứng khoán (đối với một số loại hình doanh nghiệp được pháp luật cho phép).

Nhìn chung, nguồn vốn bên ngoài chủ yếu hình thành từ việc vay nợ hoặc phát hành chứng khoán ra công chúng thông qua hai hình thức tài trợ chủ yếu là tài trợ gián tiếp thông qua các trung gian tài chính như ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và tài trợ trực tiếp thông qua thị trường vốn như thị trường chứng khoán.

Huy động nguồn vốn bên ngoài từ tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá. Đến thời hạn đã thoả thuận doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho doanh nghiệp bán dưới hình thức tiền tệ.

Khi doanh nghiệp mua nguyên liệu, hàng hoá chưa phải trả tiền ngay là doanh nghiệp đã được các nhà cung cấp cho vay nên hình thức này còn được gọi là tín dụng của nhà cung cấp.

Để đảm bảo người mua chịu trả nợ khi đúng hạn, bên cạnh sự tin tưởng, người bán chịu còn đòi hỏi phải có một chứng cứ pháp lý, đó chính là tờ giấy chứng nhận quan hệ mua bán chịu nêu trên, tờ giấy chứng nhận này có thể do chủ nợ lập để đòi tiền, hoặc do con nợ lập để cam kết trả tiền, nó được gọi là thương phiếu.

Thương phiếu tồn tại dưới 2 hình thức là hối phiếu và lệnh phiếu:

(i) Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người bán chịu lập, yêu cầu người mua chịu trả một số tiền xác định vào một thời gian và ở một địa điểm nhất định cho người thụ hưởng. (ii) Lệnh phiếu là chứng chỉ có giá do người mua chịu lập, cam kết trả một số tiền xác định trong một thời gian và ở một địa điểm nhất định cho người thụ hưởng.

Như vậy, hối phiếu là lệnh đòi tiền do chủ nợ lập và chỉ sử dụng trong quan hệ thương mại, còn lệnh phiếu thì do người mua chịu lập, được sử dụng không chỉ trong quan hệ thương mại mà còn trong các quan hệ dân sự khác.

Tín dụng thuê mua

Tín dụng thuê mua là một hình thức tài trợ tín dụng thông qua các loại tài sản, máy móc thiết bị. Nó có lịch sử khá lâu đời, song chỉ phát triển mạnh ở những nước có nền kinh tế phát triển. Đây là một hình tức tín dụng trung và dài hạn đặc biệt rất thông dụng trong việc tài trợ các doanh nhiệp. Ở nước ta hình thức tín dụng này mới được hình thành và phát triển.

Quan hệ tín dụng thuê mua được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa người đi thuê tài sản và người cho thuê. Thỏa thuận thuê mua là một hợp đồng giữa hai hay nhiều bên, liên quan đến một hay nhiều tài sản. Người cho thuê sẽ chuyển giao tài sản cho người đi thuê trong một khoảng thời gian nhất định. Đổi lại người đi thuê phải trả một số tiền cho chủ tài sản tương ứng với quyền sử dụng.

Tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng chủ yếu nhằm vào 3 mục đích:

(i) Đầu tư vào Tài sản cố định: máy móc thiết bị, công trình nhà xưởng…;

(ii) Bổ sung thêm vốn lưu động;

(iii)  Phục vụ các dự án.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Hồ Thị Ngọc Ánh

Hồ Thị Ngọc Ánh

https://luatcongty.vn Hồ Thị Ngọc Ánh là chuyên viên pháp lý của một công ty luật tại Hà Nội. Hiện tại Ngọc Ánh cũng đang là content editor của website luatcongty.vn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.69427 sec| 1003.82 kb