Bảo hộ tác phẩm điện ảnh được quy định như thế nào trong luật sở hữu trí tuệ?

Bởi Phạm Nhật Thăng - 19/12/2021
view 284
comment-forum-solid 0
Tác phẩm điện ảnh là loại hình tác phẩm nghệ thuật được bảo hộ bởi Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. Việc bảo hộ tác phẩm điện ảnh mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

1- Tác phẩm điện ảnh là gì

Tác phẩm điện ảnh được xem là loại hình tác phẩm nghệ thuật được đầu tư đặc biệt công phu, là sự kết hợp giữa nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau để tạo nên tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Điện ảnh hiện hành thì tác phẩm điện ảnh được hiểu là sản phẩm nghệ thuật biểu hiện bằng hình ảnh động kết hợp chủ yếu với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh.

Việc tạo nên một tác phẩm điện ảnh là sự tổng hợp của nhiều công đoạn, quá trình kết hợp với các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng để tạo nên một tác phẩm điện ảnh hoàn thiện. Ngoài ra, tác phẩm điện ảnh còn là sản phẩm của hoạt động sáng tạo của nhiều chủ thể bao gồm: đạo diễn, biên kịch, dựng phim, quay phim,… Vì vậy, mỗi cá nhân sáng tạo của loại hình này đều có sự đóng góp riêng biệt trong quá trình hình thành tác phẩm.

Hiện nay, Luật sở hữu trí tụệ năm 2005 đã ghi nhận và bảo hộ quyền tác giả tác phẩm điện ảnh đối với tập thể tác giả về quyền nhân thân, quyền tài sản. Pháp luật quy định, trước khi khai thác tác phẩm điện ảnh thì cần có sự đồng ý của tập thể tác giả và phải trả nhuận bút, thù lao để thể hiện sự tôn trọng đối với tác giả và tiếp thêm động lực để họ tiếp tục cống hiến và sáng tạo nghệ thuật.

Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm trí tuệ mang tính nguyên gốc, đặc trưng riêng biệt của người sáng tạo. Theo đó, tác phẩm điện ảnh được bảo hộ phải là tác phẩm gốc ghi nhận việc hình thành một cách trực tiếp quá trình lao động của tác giả mà không phải là sự sao chép từ các tác phẩm khác đã có. Đây cũng chính là một trong những yếu tố để tác phẩm điện ảnh được bảo hộ theo quy định pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký bản quyền tác giả của Công ty Luật TNHH Everest

2- Tác phẩm điện ảnh có phải là tác phẩm phái sinh theo pháp luật sở hữu trí tuệ không

Hiện nay, pháp luật về sở hữu trí tuệ không đưa ra khái niệm cụ thể về tác phẩm phái sinh mà chỉ định nghĩa dưới dạng liệt kê. Cụ thể tại khoản 8 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 quy định về tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác bao gồm: tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.

Từ định nghĩa này có thể phân loại tác phẩm phái sinh thành: tác phẩm dịch, tác phẩm phóng tác, tác phẩm cải biên, tác phẩm chuyển thể, tác phẩm biên soạn, tác phẩm chú giải, tác phẩm tuyển chọn.

Theo quy định trên thì tác phẩm điện ảnh có thể là tác phẩm phái sinh từ một tác phẩm khác, là sáng tạo mới dựa trên tác phẩm gốc theo phương thức chuyển thể, cải biên từ các nguồn tư liệu khác đang được bảo hộ quyền tác giả hoặc đã hết thời hạn bảo hộ. Hiện nay, pháp luật quy định quyền làm tác phẩm phái sinh là độc quyền của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả nên để tạo ra tác phẩm điện ảnh là tác phẩm phái sinh mới cần đòi hỏi người sáng tạo phải thực hiện theo quy định của pháp luật như xin phép và trả tiền thù lao cho tác giả.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest 

3- Những loại tác phẩm điện ảnh

Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được sáng tạo theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh, bao gồm:

  • Phim bao gồm phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại phim khác;
  • Phim nhựa là phim được sản xuất bằng kỹ  thuật điện ảnh, ghi trên vật liệu phim nhựa chiếu trên màn ảnh qua máy chiếu phim;
  • Phim video là phim sản xuất bằng kỹ thuật video, ghi trên băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác phát qua thiết bị video;
  • Phim kỹ thuật số là phim được sản xuất bằng công nghệ kỹ thuật số được ghi lại dưới dạng các tập dữ liệu lưu trong đĩa số, ổ cứng, băng từ và các vật liệu lưu trữ thông tin số khác phát qua thiết bị kỹ thuật số;
  • Phim truyền hình là phim video, phim kỹ thuật số phát trên sóng truyền hình;
  • Băng phim, đĩa phim là sản phẩm của phim video, phim kỹ thuật số hoặc được in sang từ phim nhựa.

4- Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ

Theo quy định tại Điều 21 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được quyền đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, không cho người khác cắt xén, xuyên tạc gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Ngoài ra các đối tượng được quyền sử dụng hợp pháp tác phẩm điện ảnh khi sử dụng tác phẩm điện ảnh phải thực hiện việc trả tiền thù lao, nhuận bút đối với tác tác giả tác phẩm điện ảnh đó.

5- Hồ sơ đăng ký bảo hộ tác phẩm điện ảnh

Theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì hồ sơ đăng ký bảo hộ tác phẩm điện ảnh bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
  • Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest

6- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

 Bài viết Bảo hộ tác phẩm điện ảnh được quy định như thế nào trong luật sở hữu trí tuệ? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. 

Bài viết Bảo hộ tác phẩm điện ảnh được quy định như thế nào trong luật sở hữu trí tuệ? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.17916 sec| 1012.063 kb