Nội dung bài viết [Ẩn]
Cạnh tranh là một vấn đề quan trọng trong kinh doanh thương mại. Với mục đích bảo vệ môi trường cạnh tranh và thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước, pháp luật cạnh tranh đã quy định một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Vậy thế nào là cạnh tranh không lành mạnh là gì? Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH Everest sẽ chia sẻ với các bạn quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh mà doanh nghiệp cần nắm rõ để tránh vi phạm!
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Theo Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Như vậy có thể hiểu cạnh tranh không lành mạnh là tất cả những hành động trong hoạt động kinh tế trái với đạo đức nhằm làm hại các đối thủ kinh doanh hoặc khách hàng.
Ví dụ về sản phẩm trà chanh Nestea của Nestle và trà chanh Freshtea của Công ty Thuý Hương. Theo tài liệu của Công ty sở hữu trí tuệ Banca được công bố công khai trong cuộc hội thảo do Bộ Công thương tổ chức, công ty Thuý Hương (Thanh Trì, Hà Nội) đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể, Thuý Hương đã sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn giữa Freshtea và Nestea. Sự tương tự về phần chữ: Cấu tạo, cách phát âm và tương tự cả về cách trình bày, bố cục, màu sắc. Trông bề ngoài, nếu không để ý sẽ khó phát hiện hai gói trà chanh này là do hai công ty khác nhau sản xuất. Một số người tiêu dùng được hỏi thì cho rằng, cả Freshtea và Nestea cùng là sản phẩm của công ty Nestle, vì trông chúng rất... giống nhau!
Xem thêm về Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệuCạnh tranh không lành mạnh mang tính khốc liệt và tiêu diệt, dẫn đến hậu quả thường thấy là sự sụt giảm mức lợi nhuận ở khắp mọi nơi và các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ sụp đổ trên nền kinh tế thị trường. Hành vi này không chỉ gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác mà còn ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như nền kinh tế thị trường.
Đối với doanh nghiệp
Hành vi làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp chân chính bị đình trệ, hủy hoại, thiệt hại tài chính, thị phần suy giảm, lớn hơn nữa là có thể đi đến tình trạng phá sản hoặc bị thâu tóm, mua lại.
Đối với người tiêu dùng
Sau những phản ứng “tẩy chay” tưởng chừng là thực hiện quyền của mình, thì chẳng được gì ngoài việc mất lòng tin vào sản phẩm, vào doanh nghiệp và ngày càng e dè, nghi ngại với tất cả các loại sản phẩm trên thị trường, không phân biệt được đâu là thật - đâu là giả.
Đối với nền kinh tế đất nước
Khi các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại lớn đến bản thân doanh nghiệp, nguồn thu doanh nghiệp giảm, Nhà nước thất thu các khoản về thuế, từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế nhà nước. Chất lượng sản phẩm hàng hóa giảm, uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường cũng bị ảnh hưởng, theo đó, các hoạt động xuất khẩu diễn ra khó khăn... Mặt khác, hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở trong nước tạo tâm lý không tốt đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam, từ đó ảnh hưởng tới thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Tham khảo thêm về Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnhTheo Khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019, các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
(i) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ;
(ii) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
(iii) Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Việt Nam là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;
(iv) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
Khoản 3 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019 quy định: “Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh”.
Như vậy, khi đối thủ có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, doanh nghiệp có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm:
(i) Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
(ii) Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
(iii) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
(iv) Buộc bồi thường thiệt hại;
(v) Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra, doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh (Khoản 5 Điều 113, Khoản 3 Điều 111 Luật Cạnh tranh năm 2018).
Để có cái nhìn tổng quát hơn, mời bạn đọc xem thêm thông tin liên quan tại Luật công ty
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm