Đăng ký nhãn hiệu là gì? Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Bởi Huỳnh Thu Hương - 22/06/2021
view 280
comment-forum-solid 0

Nội dung bài viết [Ẩn]

Một doanh nghiệp tỉnh táo là doanh nghiệp biết xây dựng và phát triển nhãn hiệu của mình có chỗ đứng trên thị trường vốn đang cạnh tranh khốc liệt. Là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực pháp lý về sở hữu trí tuệ, vậy doanh nghiệp cần nắm vững những quy định nào về bảo hộ nhãn hiệu. Hãy cùng chúng tôi làm rõ trong bài viết sau đây.

Nhãn hiệu - quy định pháp luật Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Tra cứu nhãn hiệu đăng ký bảo hộ.

Việc tiến hành tra cứu bảo hộ nhãn hiệu trước khi tiến hành các thủ tục bảo hộ nhãn hiệu có vai trò rất quan trọng, có thể thấy được một số tác dụng khi tiến hành tra cứu bảo hộ nhãn hiệu như sau: (i) Đảm bảo cho nhãn hiệu đăng ký không bị trùng; (ii) Tránh mất thời gian, chi phí; (iii) Kiểm tra tính chính xác. Để đảm bảo cho quá trình tra cứu bảo hộ nhãn hiệu đăng ký phát huy được tác dụng của nó, các doanh nghiệp cần chú ý tới các bước tra cứu bảo hộ nhãn hiệu cơ bản sau:

Cách 1: Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Bao gồm các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào đại chỉ tra cứu nhãn hiệu tại trang web của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu đăng ký cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm.

Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình).

Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ và thông tin về tên sản phẩm/dịch vụ.

Bước 5: Click vào nút tìm kiếm để xem kết quả tra cứu.

Việc tiến hành trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục sở hữu trí tuệ chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả chỉ chính xác được tầm 50%. Chính vì lí do đó mà doanh nghiệp có thể cân nhắc đến cách tra cứu thứ 2 - tra cứu nhãn hiệu nâng cao.

Cách 2: Tra cứu nhãn hiệu nâng cao.

Với cách tra cứu này, doanh nghiệp sẽ ủy quyền cho một tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ làm việc với chuyên viên của Cục Sở hữu trí tuệ để tiến hành gửi hồ sơ và tra cứu bảo hộ nhãn hiệu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ. Kết quả sau khi thực hiện cách tra cứu này có tỉ lệ chính xác lên đến 90% khả năng được bảo hộ nhãn hiệu.

Xem thêm: Pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu - Phải đọc ngay!

Hồ sơ đăng ký cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ.

Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

(i) Tờ khai đăng ký (02 bản).

(ii) Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

(iii) Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận thì phải bổ sung bao gồm:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
  • Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

(iv) Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ).

(v) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác (ví dụ như hợp đồng).

(vi) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

(vii) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Lưu ý về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu Hồ sơ cho thủ tục đăng ký nhãn hiệu là giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu: a) Giấy ủy quyền; b) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký; c) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên; d) Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.

Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu

Về cơ bản, có thể hiểu quá trình từ khi tạo lập nhãn hiệu đến khi nhận được văn bằng bảo hộ sẽ trải qua trình tự như sau:

Bước 1: Thiết kế nhãn hiệu

Vì nhãn hiệu là các hình ảnh, tên gọi mang tính trưng, đại diện của sản phẩm và là nơi mà chủ sở hữu đặt niềm tin, tâm huyết muốn phát triển kinh doanh. Do đó, nếu nhãn hiệu cần phải  được đặt tên đảm bảo ý tưởng của chủ sở hữu đồng thời có sự cố vấn của những người chuyên môn sâu về nhãn hiệu. Chắc chắn nhãn hiệu sẽ đạt được khả năng đăng ký cao nhất. Tên của nhãn hiệu và việc thiết kế nhãn hiệu có thể được thể hiện theo các hình thức sau: – Thể hiện dưới dạng từ không có nghĩa nhưng không vi phạm quy định của pháp luật về đặt tên cho nhãn hiệu. – Thể hiện dưới dạng từ có nghĩa (Lưu ý: Không đặt tên nhãn hiệu mang ý nghĩa mô tả sản phẩm đăng ký như: mô tả tính chất của sản phẩm – ngon, ngọt…; mô tả nơi sản xuất của sản phẩm – Bưởi Năm Roi, Gốm Bát Tràng, Gốm Chu Đậu…). – Thể hiện dưới dạng chữ số (Nếu nhãn hiệu chỉ có số, cần được thiết kế cách điệu các số, tạo sự khác biệt về cách thiết kế).

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu là công việc đầu tiên cần làm để đánh giá được khả năng đăng ký của nhãn hiệu muốn bảo hộ trước khi nộp đơn. Việc tra cứu sẽ giúp khách hàng đảm bảo được đơn đăng ký sau khi nộp sẽ có khả năng được cấp giấy chứng nhận đăng ký, tránh việc mất chi phí nộp đơn nhưng do không tra cứu trước khi nộp dẫn đến trường hợp đơn đăng ký bị từ chối.

Hiện nay, tại Việt Nam có các hình thức tra cứu là:

– Tra cứu trên công cụ tìm kiếm google: Khi khách hàng muốn đăng ký 1 nhãn hiệu nào đó thì khách hàng cần tra cứu sơ bộ xem đã có doanh nghiệp hoặc cá nhân nào đang kinh doanh nhãn hiệu này không trước khi cân nhắc việc đặt tên cho nhãn hiệu

– Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của cục SHTT tại địa chỉ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php. Trong mục nhãn hiệu tìm kiếm khách hàng sẽ gõ từ ABC và mục nhóm sp/dịch vụ sẽ chọn số 25 (nhóm về hàng thời trang theo quy định của bảng phân nhóm quốc tế về nhãn hiệu)

Lưu ý: 02 hình thức nêu trên là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, kết quả chỉ mang tính chất tham khảo (chính xác 40%), do đó, để đảm bảo kết quả chuẩn, khách hàng nên cân nhắc hình thức tra cứu sau đây

Bước 3: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và theo dõi quá trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Giai đoạn 1: Nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu (nộp đơn đăng ký nhãn hiệu)

  • Người nộp đơn nhãn hiệu được đăng ký để bảo hộ có thể nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.
  • Sau khi đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp số nhận đơn và đồng thời ghi nhận ngày nộp đơn của nhãn hiệu.
  • Số đơn và ngày nộp đơn được ghi nhận sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác định đơn hợp lệ và ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.
  • Chủ của đơn đăng ký sẽ theo dõi tiến trình đơn thông qua số đơn và ngày nộp đơn cho đến khi nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.

Giai đoạn 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

  • Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định đơn và ra thông báo kết quả xét xét đơn hợp lệ về mặt hình thức trong thời gian từ 01 đến 02 tháng.
  • Kết thúc quá trình xét nghiệm hình thức Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo về việc xem xét hình thức của đơn.
  • Việc xem xét hình thức của đơn có ý nghĩa đảm bảo đơn đã được khai đúng, xác định đúng nhóm đăng ký bảo hộ và tư cách pháp lý của chủ đơn.
  • Xem xét hình thức chưa phải là cơ sở xác định nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.

Giai đoạn 3: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ

Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức thì Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện thủ tục công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ.

Giao đoạn 4:Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

  • Mục đích mà việc thẩm định nội dung đơn là để đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ được quy định theo luật, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng.
  • Thời gian thẩm định nội dung của thương hiệu sẽ là từ  09 đế 12 tháng.
  • Trong quá trình thực hiện thẩm định nội dung đơn, người nộp đơn có quyền chủ động sửa đổi đơn đã nộp.
  • Cục Sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu chủ đơn tiến hành việc sửa chữa đơn, bổ sung tài liệu hoặc giải trình nếu xét thấy cần thiết.
  • Khi sửa đổi đơn thì thời hạn cho việc thẩm định nội dung cũng sẽ được kéo dài thêm 1 khoản tương ứng với thời hạn dành cho người nộp đơn thực hiện các công việc đó.

Giai đoạn 5: Thông báo kết quả xem xét nội dung cấp hoặc khong cấp văn bằng bảo hộ.

  • Trong trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp thì chủ đơn tiếp tục thực hiện bước tiếp theo là đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn khoảng 02 tháng sẽ được nhận văn bằng bảo hộ thương hiệu.
  • Còn đối với trường hợp đơn bị từ chối cấp bằng thì chủ đơn cần xem xét lại nếu chưa thấy thỏa đáng thì làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.

Giai đoạn 6: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ

Nếu nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn nộp lệ phí để Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu đã đăng ký.

Giai đoạn 7: Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu

Trong thời hạn từ 01 đến 02 tháng kể từ ngày chủ đơn nộp lệ phí Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu.

Vi phạm bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu xử phạt như thế nào?

Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu

  • Mỗi đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có thể đăng ký được cho nhiều nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ theo bảng phân loại quốc tế về đăng ký nhãn hiệu.
  • Cách tính chi phí khi bảo hộ nhãn hiệu được tính theo nhóm hàng hóa, dịch vụ được đăng ký. Do đó, khi càng đăng ký nhiều nhóm, hoặc một nhóm hàng hóa với nhiều sản phẩm, dịch vụ thì chi phí đăng ký sẽ càng cao. Bởi vậy, khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì chủ đơn cần xác định rõ phạm vi nhãn hiệu đăng ksy đó dùng cho sản phẩm dịch vụ gì của mình trong tương lai để hạn chế nhất nhiều khoản chi phí phát sinh.
  • Sau khi thương nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc được cấp văn bằng bảo hộ nếu chủ sở hữu có phát sinh sử dụng nhãn hiệu này cho các sản phẩm, dịch vụ mới thì lúc đó phải thực hiện việc đăng ký bằng đơn đăng ký mới. Chủ đơn không thể kê khai danh mục sản phẩm, dịch vụ thêm vào đơn đã nộp, văn bằng bảo hộ đã được cấp.
  • Một công ty có thể đăng ký nhiều nhãn hiệu khác nhau mà không có bất kỳ hạn chế nào.
  • Sau khi nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ chủ nhãn hiệu phải thực hiện sử dụng nhãn hiệu trong vòng 05 năm liên tiếp. Nếu chủ sở hữu không sử dụng có thể sẽ bị các chủ thể khác yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.

Một số lưu ý khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

  • Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì nên tra cứu tình trạng sử dụng nhãn hiệu mà mình định đăng ký trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ. Việc tra cứu với mục đích nhằm tránh xâm phạm nhãn hiệu của người khác đồng thời tránh được sự lãng phí chi phí nộp đơn cũng như mất thời gian chờ đợi không được cấp văn bằng bảo hộ.
  • Nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khi bắt đầu hoạt động kinh doanh để tránh chủ thể khác xâm phạm nhãn hiệu của mình, thậm chí sao chép nhãn hiệu của mình.
  • Dù thời gian cấp văn bằng bảo hộ khá lâu nhưng chủ nhãn hiệu cần nộp đơn đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của mình càng sớm càng tốt. Khi nộp đơn sớm ngày nào là quyền ưu tiên thuộc về chủ đơn ngày đó. Các đơn nộp sau ngày nộp đơn sẽ bị từ chối cấp bởi đơn có ngày nộp sớm hơn.
  • Nếu chỉ đăng ký bảo hộ một phương án, nộp một đơn đăng ký bảo hộ thì nên lựa chọn màu sắc của nhãn hiệu là đen trắng. Khi đăng ký nhãn hiệu đen trắng sẽ được bảo hộ tất cả các gam màu cơ bản trong quá trình sử dụng nhãn hiệu sau này.
  • Nên lựa chọn các công ty tư vấn đăng ký nhãn hiệu là các Tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ . Vì các tổ chức này có các chuyên gia, luật sư có uy tín, kinh nghiệm, trình độ tư vấn hỗ trợ. Mặt khác, chủ đơn chỉ cần ký ủy quyền cho Tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ nộp đơn, giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ. Từ đó, tránh sự thất lạc hồ sơ trong quá trình nộp đơn dẫn tới nhãn hiêu bị từ chối cấp bằng độc quyền do đơn vị tư vấn không có chức năng đại diện hợp pháp để trao đổi chính thức với cơ quan nhà nước.

Có nên sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ cho nhãnTại sao cần bảo hộ thương hiệu? hiệu?

Việc tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ giúp cho các doanh nghiệp bảo vệ được sự sáng tạo, công sức, tiền bạc đối với sản phẩm mà doanh nghiệp đó tạo ra. Khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo hộ toàn diện. Theo đó, sẽ không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng nhãn hiệu tưng tự doanh nghiệp đã đăng ký bảo hộ trong cùng lĩnh vực.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng để tiến hành việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho mình mà cần đến sự trợ giúp của các cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Việc có sự trợ giúp của các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt áp lực công việc, hạn chế rủi ro và mất nhiều thời gian cho hoạt động này. Vì vậy, doanh nghiệp dựa vào tình hình thực tế của mình mà cân nhắc sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đến từ các cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ.

Các câu hỏi thường gặp khi thực hiện thủ tục bảo hộ nhãn hiệu

Tại sao cần bảo hộ nhãn hiệu?

  • Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì doanh nghiệp của bạn sẽ được pháp luật bảo vệ.
  • Tránh khả năng nhầm lẫn với các nhãn hiệu của người khác có cùng lĩnh vực kinh doanh với mình.
  • Yên tâm trong quá trình hoạt động quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình nhanh nhất tới khách hàng.
  • Tránh được các vấn đề về các tranh chấp, phát sinh trong quá trình sử dụng nhãn hiệu và đặc biệt có quyền sở hữu độc quyền nhãn hiệu đó tại vùng lãnh thổ quốc gia đã được đăng ký.
  • Có quyền yêu cầu các chủ thể khác ngưng việc sao chép, xâm phạm, sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự với mình đã được bảo hộ.

Ai có quyền đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu?

  • Tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh đều có thể thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh;
  • Tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài khác khi tiến hành hoạt động thương mại có quyền nộp đơn thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất. Điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên của tổ chức , cá nhân.
  • Quyền nộp đơn, và kể cả đơn đã nộp đều có thể được chuyển giao cho cá nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
  • Sau khi nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ phải luôn được sử dụng liên tục trong thời hạn 5 năm liền. Trường hợp không sử dụng thì các chủ thể khác có quyền hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu không sử dụng trong thời hạn 5 năm liên tục.

Khi nào thì nhãn hiệu sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ?

Một nhãn hiệu sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ khi:

  • Có dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệ của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng (được thừa nhận rộng rãi).
  • Có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp,quyền tác giả.
  • Có các dấu hiệu trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).

Tra cứu nhãn hiệu tại đâu?

Có thể tra cứu nhãn hiệu thông qua các phương tiện như:

  • Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành;
  • Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá (lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ);
  • Cơ sở dữ liệu điện tử về thương hiệu tại Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới;
  • Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hoá công bố trên mạng Internet;
  • Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ, với điều kiện phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định.
Thời hạn bảo hộ cho một nhãn hiệu là bao lâu? Tại Việt Nam và đa số các nước trên thế giới văn bằng bảo hộ cho một nhãn hiệu có thời hạn là 10 năm tính từ ngày ưu tiên (ngày nộp đơn). Nhãn hiệu sẽ được gia hạn liên tục khi hết hạn. Nếu chủ sở hữu của nhãn hiệu liên tục gia hạn văn bằng bảo hộ thì thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu đó là vĩnh viễn, không giới hạn.

Để biết thêm các thông tin về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các quy định liên quan về Sở hữu trí tuệ, vui lòng truy cập: Luật Công ty - Tư vấn và giải pháp!

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Huỳnh Thu Hương

Huỳnh Thu Hương

https://everest.org.vn/chuyen-vien-huynh-thu-huong/ Chuyên viên Huỳnh Thu Hương có hơn 2 năm kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực luật đất đai, doanh nghiệp ,hình sự, dân sự,ly hôn...

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.24983 sec| 1127.211 kb