Thành lập công ty cổ phần có vốn nước ngoài 2021 - Các bước thành lập doanh nghiệp.

Bởi Huỳnh Thu Hương - 26/06/2020
view 267
comment-forum-solid 0

Nội dung bài viết [Ẩn]

Thành lập công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài là thủ tục pháp lý ghi nhận nguồn vốn của nhà đầu tư nước ngoài có góp tài sản vào công ty Việt Nam. Vậy từ năm 2021, pháp luật có quy định như thế nào về vấn đề trên?

thành lập công ty cổ phần có vốn nước ngoài Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài

Theo  quy định tại Điều 3 Luật đầu tư năm 2020 về việc giải thích từ ngữ, nhà đầu tư được hiểu là các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động dự án đầu tư kinh doanh trong đó bao gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó, nhà đầu tư nước ngoài còn được định nghĩa tại khoản 19 Điều 3 trong Luật đầu tư năm 2020 như sau: “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”. Ngoài ra, Luật còn định nghĩa rằng: tổ chức kinh tế có đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc là cổ đông trong công ty.

Khái niệm công ty vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là doanh nghiệp do nhà đầu tư nào đó của một quốc gia thực hiện việc đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn để thành lập doanh nghiệp trên lãnh thổ của một quốc gia khác và tiến hành hoạt động kinh doanh, thu lợi nhuận.

Luật Đầu tư 2020 không có quy định nào đề cập trực tiếp đến loại hình doanh nghiệp này mà chỉ định nghĩa một cách khái quát như quy định tại Khoản 17 Điều 3 như sau: ” Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Như vậy theo quy định này thì hiểu một cách cơ bản, doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp sở hữu vốn đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài góp bao nhiêu. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm các hình thức là :

– Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài.

– Doanh nghiệp có cá nhân thành viên  có quốc tịch nước ngoài và tổ chức thành lập công ty có vốn nước ngoài theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp tài sản thành lập, mua vốn góp).

Các hình thức đầu tư thành lập công ty của nhà đầu tư nước ngoài

Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ tài sản để tiến hành hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập các tổ chức kinh tế, mua cổ phần, phần vốn góp của các tổ chức kinh tế, đầu tư theo hợp đồng hoặ  thực hiện dự án đầu tư.

Theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2014, bốn hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

(i) Nhà đầu tư đầu tư để thành lập tổ chức kinh tế;

(ii) Nhà đầu tư đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần  phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

(iii) Nhà đầu tư đầu tư theo hình thức đối tác với nhà đầu tư (hay hợp đồng PPP) 

(iv) Nhà đầu tư đầu tư theo hình thức đầu tư kinh doanh (hay hợp đồng BCC).

Quy định pháp luật về thành lập công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài

Các quy định pháp luật về công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại: 

(i) Biểu cam kết WTO;

(ii) Luật đầu tư năm 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành;

(iii) Luật doanh nghiệp năm 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành;

(iv) Văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực đầu tư.

(v) Hiệp định thương mại với các nước nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch.

(vi) Nghị định số 09/2018/NĐ-CP 

Xem thêm bài viết: Công ty cổ phần - 8 quy định đáng chú ý

Tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào thành lập công ty tại Việt Nam

Điểm a khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư 2020 quy định: “3. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;”

Như vậy thì việc đáp ứng về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ là một trong những điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài khi góp tài sản vào doanh nghiệp Việt Nam.

Thêm vào đó tại khoản 7, 8, 9 Điều 17 Nghị định 31/2020/NĐ-CP, điều kiện về việc tiếp cận thị trường (trong đó có điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn) được thực hiện theo quy định của các điều ước quốc tế về đầu tư. Cụ thể hơn tại Khoản 10 Điều 17 Nghị định 31/2020/NĐ-CP đã quy định về Hạn chế về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các điều ước quốc tế về đầu tư được áp dụng.

- Trường hợp có nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn góp vốn, mua cổ phần hay mua lại phần vốn góp vào tổ chức kinh tế và thuộc đối tượng áp dụng của một hoặc nhiều điều ước quốc tế về đầu tư:  tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế đó sẽ không được vượt quá tỷ lệ cao nhất theo quy định của một điều ước quốc tế mà nó có quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với một ngành nghề, nghề cụ thể;

- Trường hợp có nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhưng thuộc cùng một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ muốn góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư này sẽ không được vượt quá tỷ lệ sở hữu quy định tại điều ước quốc tế về đầu tư áp dụng đối với các nhà đầu tư đó;

- Đối với trường hợp là công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán, trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán:

+ Đối với công ty đại chúng, tỷ lệ sở hữu vốn đối với nhà đầu tư nước theo Điều 139 Nghị định 155/2020/NĐ-CP là 50%

+ Đối với công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, tỷ lệ sở hữu vốn đối với nhà đầu tư nước ngoài theo Điều 77 Luật Chứng khoán 2019 lên tới 100% .

- Trường hợp một tổ chức kinh tế có nhiều ngành, nghề kinh doanh mà điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế đó không vượt quá hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với ngành, nghề có hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp nhất.

Như vậy thì ta có thể thấy tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài sẽ được căn cứ vào điều ước quốc tế, dựa vào ngành, nghề đầu tư. Tỷ lệ cho phép góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số ngành, nghề đều được quy định một cách chi tiết.

Các bước thành lập doanh nghiệp - thành lập công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài

Bước 1: Đăng ký chủ trương đầu tư với Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

công ty cổ phần có vốn nước ngoài Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, một số trường hợp nhà đầu tư muốn thành lập công ty cổ phần có đầu tư nước ngoài phải đăng ký chủ trương đầu tư với Thủ tướng Chính phủ, lại có  hợp phải đăng ký với Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trường hợp quyết định chủ trương đầu tư với Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài đối với nhà đầu tư các dự án sau đây:

(i) Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua bán đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng;

(ii) Dự án có yêu cầu về việc chuyển mục đích sử dụng đất;

(iii) Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

Hồ sơ gồm:

(i) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư thành lập công ty cổ phần

(ii) Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu. Đối với nhà đầu tư là tổ chức:

  • Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương;
  • Đề xuất dự án đầu tư về: dự án, mục tiêu, quy mô,vốn và phương án huy động, địa điểm, thời hạn, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tiến độ đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

(iii) Bản sao một trong các tài liệu sau:

  • Báo cáo tài chính trong phạm  hai năm gần nhất của nhà đầu tư;
  • Cam kết về hổ trợ tài chính của công ty mẹ;
  • Cam kết về hổ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
  • Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Tài liệu thuyết minh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất của nhà đầu tư;
  • Trường hợp dự án không cần Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, nhà đầu tư cần nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác để xác nhận về việc nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ như: tên, xuất xứ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật, tình trạng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao;
  • Hợp đồng đầu tư kinh doanh đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Trường hợp quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Trường hợp thành lập công ty có tỷ lệ 100% nước ngoài mà liên quan đến những vấn đề: kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học,....thì phải đăng kí chủ trương đầu tư với Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014.

Hồ sơ gồm:

Các tài liệu như đăng kí chủ trương đầu tư của Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Ngoài ra, hồ sơ cần yêu cầu thêm về:

(i) Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, bố  tái định cư (nếu có);

(ii) Đánh giá sơ bộ tác động của dự án đến vấn đề môi trường, các giải pháp khắc phục, bảo vệ;

(iii) Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư.

Cơ quan nộp hồ sơ: 

Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đầu tư

Thời gian: 

Thời hạn làm việc từ 35-40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Xem thêm: Đăng ký thành lập công ty cổ phần

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với thành lập công ty có vốn nước ngoài

công ty cổ phần có vốn nước ngoài Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Trong các trường hợp dưới đây nhà đầu tư thành lập công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

(i) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

(ii) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế  có một trong số điều kiện sau:

  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ vốn điều lệ từ 51% trở lên
  • Đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh.

(iii) Có tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ vốn điều lệ trên 51%.

(iv) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ trên 51 % vốn điều lệ.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư gồm:

(i) Văn bản đề nghị thực hiện dự án của nhà đầu tư.

(ii) Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước/hộ chiếu. Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu khác để xác nhận tư cách pháp lý của chủ thể.

(iii) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm: dự án, mục tiêu, quy mô, vốn và phương án huy động , địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.

(iv) Bản sao một trong các tài liệu như quy định về hồ sơ tại Bước 1

Cơ quan nộp hồ sơ: 

Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đầu tư

Thời gian:

(i) Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 15 – 20 ngày làm việc. (kể từ ngày nhận hồ sơ)

(ii) Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 05 – 10 ngày làm việc. (kể từ ngày nhận quyết định chủ trương đầu tư)

Bước 3: Đăng bố cáo thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài

công ty cổ phần có vốn nước ngoài Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký, doanh nghiệp cần thông báo công khai (đăng bố cáo) trên trang thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và trả phí theo quy định.

Nội dung cần công bố bao gồm:

(I) Nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 

(ii) Ngành, nghề kinh doanh;

(iii) Danh sách các cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

Cơ quan thực hiện thông báo về việc thành lập công ty : 

Bộ phận đăng bố cáo của Cơ quan đăng ký kinh doanh do luật quy định

Bước 4: Khắc dấu của doanh nghiệp mới thành lập

công ty cổ phần có vốn nước ngoài Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Doanh nghiệp có thể tiến hành khắc dấu tại các đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp có quyền tự quyết định số lượng và hình thức con dấu nhưng phải trong phạm vi pháp luật cho phép.

Bước 5: Công bố mẫu dấu của doanh nghiệp mới thành lập trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia 

công ty cổ phần có vốn nước ngoài Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Sau khi có con dấu, doanh nghiệp tiến hành đăng tải mẫu con dấu lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Sau đấy sẽ cấp 01 giấy xác nhận đã đăng tải mẫu con dấu bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Cơ quan thực hiện: 

Bộ phận đăng bố cáo của Cơ quan đăng ký kinh doanh

Thời gian: 

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ

Quy định về chuyển nhượng cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài

Về điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng cổ phần ( phần vốn góp trong công ty):

Trong thời hạn theo quy định của pháp luật là 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông sáng lập của công ty thì có thể tự do chuyển nhượng số phần vốn- cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông khác trong công ty hoặc cho người khác không phải là cổ đông trong công ty nếu có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Nếu quá thời hạn cho phép nhà đầu tư có thể chuyển nhượng phần vốn một cách tự do số cổ phần phổ thông của mình mà không bị hạn chế.

Trường hợp đối với nhà đầu tư nước ngoài không phải là cổ đông sáng lập trong công ty thì việc thực hiện chuyển nhượng phần vốn - cổ phần sẽ không bị hạn chế bởi các quy định nêu trên.

Một số lưu ý:

  • Đối với cổ phần ưu đãi cổ tức được phép chuyển nhượng như cổ phần phổ thông;
  • Đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết thì không được phép chuyển nhượng.

Xem thêm các kiến thức pháp luật tại Luật Doanh nghiệp

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật đầu tư được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Huỳnh Thu Hương

Huỳnh Thu Hương

https://everest.org.vn/chuyen-vien-huynh-thu-huong/ Chuyên viên Huỳnh Thu Hương có hơn 2 năm kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực luật đất đai, doanh nghiệp ,hình sự, dân sự,ly hôn...

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.26587 sec| 1123.367 kb