Trong thủ tục và quy trình đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) phải mở tài khoản vốn (TKV) tại một ngân hàng được phép ở Việt Nam. Do quy định của pháp luật không rõ ràng về việc phân chia TKV, điều này làm nhà đầu tư gặp khó khăn trong để xác định mở tài khoản trực tiếp hay gián tiếp.
Tài khoản vốn là gì?
Tài khoản vốn chỉ được mở cho các doanh nghiệp liên doanh, có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, gồm có 2 loại: tài khoản vốn đầu tư trực tiếp (TKVĐTTT) và tài khoản đầu tư gián tiếp (TKVĐTGT).
Theo Khoản 4, Điều 3, Thông tư 05/2014/TT-NHNN:
“Tài khoản vốn đầu tư gián tiếp là tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu chi được phép liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.”
Theo Khoản 5, Điều 3, Thông tư 19/2014/TT-NHNN:
“Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp là tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam do doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh mở tại một ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam…”
Tuy nhiên khái niệm “đầu tư trực tiếp” và “đầu tư gián tiếp” không còn được đề cập kể từ ngày Luật đầu tư 2014 có hiệu lực. Bên cạnh đó, Thông tư 05/2014/TT-NHNN và Thông tư 19/2014/TT-NHNN không đưa ra khái niệm cụ thể như thế nào là “trực tiếp tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp”.
Chuyển đổi hình thức đầu tư với dự án bằng vốn đầu tư công sang hình thức PPP
Các bất cập trong việc mở tài khoản vốn đầu tư
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) là một điều kiện bắt buộc trong việc mở TKVĐTTT (Luật Đầu tư 2014). Nhưng khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, NĐTNN lại không phải thực hiện thủ tục xin cấp GCNĐKĐT (Khoản 1 Điều 46 Nghị định 118/2015/NĐ-CP). Do đó, mặc dù là đầu tư trực tiếp theo Thông tư 19/2014/TT-NHNN nhưng doanh nghiệp lại không thể mở TKVĐTTT.
Thực tiễn, việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp dẫn đến NĐTNN nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp, NĐTNN sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký xin chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Khoản 1, Điều 26 Luật Đầu tư 2014). Việc nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên đã tạo ra cho NĐTNN khả năng trực tiếp tham gia điều hành và quản lý doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2014.
Vì vậy, để áp dụng linh hoạt quy định của pháp luật, ngân hàng hướng dẫn, doanh nghiệp mở TKVĐTTT sau khi doanh nghiệp nhận được chấp thuận của cơ quan nhà nước mặc dù những doanh nghiệp này không có GCNĐKĐT.
Nguyên tắc bảo đảm quyền sở hữu theo pháp luật hiện hành
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn