Theo Khoản 2 Điều 35 Luật đấu thầu năm 2013, giá gói thầu được quy định như sau:
Thứ nhất, có thể hiểu giá gói thầu chính là toàn bộ các chi phí đã được tính toán một cách đầy đủ và chính xác để thực hiện một gói thầu. Những chi phí này được tính bao gồm cả các chi phí dự phòng, các loại phí, lệ phí và thuế.
Cơ sở để xác định được giá của các gói thầu được tính như sau:
Đối với các gói thầu dự án thì giá gói thầu chính là tổng mức đầu tư. Riêng đối với gói thầu mua sắm thường xuyên thì giá gói thầu chính là dự toán (nếu có).
Đối với các gói thầu về cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi: giá của các gói thầu này được xác dịnh theo các thông tin về giá của các dự án đã thực hiện trong thời gian trước đó.
Thứ hai, đối với những gói thầu có nhiều phần riêng biệt thì theo quy định cần phải ghi rõ giá ước tính của từng phần đó.
Lưu ý: Riêng đối với dự án thực hiện theo phương thức hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án – thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng (sau đây gọi là phương thức chìa khóa trao tay) thì sơ bộ tổng mức đầu tư phải xác định trên cơ sở khối lượng tính theo thiết kế sơ bộ kết hợp với các phương pháp khác để xác định giá gói thầu.
Quy định của pháp luật về việc thay thế giá gói thầu
Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 2 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, việc thay thế giá gói thầu được thực hiện như sau:
Đối với trường hợp dự toán được duyệt cao hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Nếu giá trị cao hơn này không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì không cần phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Trường hợp dự toán cao hơn làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Bên cạnh đó, có thể phải điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu nếu hình thức lựa chọn trong kế hoạch được duyệt không còn phù hợp.
Trường hợp dự toán được duyệt thấp hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Nếu việc thấp hơn này không làm thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Trong trường hợp cần điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với giá trị mới của gói thầu theo dự toán được duyệt thì phải tiến hành điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Thứ hai, đối với gói thầu xây dựng, việc thay thế gói thầu được xác định theo quy định tại Điều 12 Nghị định 68/2019/NĐ-CP và Hướng dẫn tại Khoản 6 Điều 14 Thông tư 09/2019/TT-BXD như sau:
Trường hợp thời điểm tổ chức lựa chọn nhà thầu thực tế khác với kế hoạch triển khai của dự án thì chủ đầu tư phải tổ chức cập nhật giá gói thầu xây dựng theo mặt bằng giá ở thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu.
Nếu giá gói thầu sau khi cập nhật cao hơn giá gói thầu xây dựng đã phê duyệt và làm vượt tổng mức đầu tư xây dựng của dự án, thì chủ đầu tư phải điều chỉnh chủng loại, xuất xứ vật tư, thiết bị đảm bảo yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật nhưng có giá phù hợp để không vượt tổng mức đầu tư và báo cáo Người quyết định đầu tư quyết định.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.