Phụ thuộc vào từng lĩnh vực, quy mô của các dự án đầu tư mà thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư sẽ được quy định và thực hiện khác nhau.
Dự án không thuộc quyết định chủ trường đầu tư
Bước 1. Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.
Bước 2. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ thẩm định và đưa ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
Dự án thuộc thẩm quyền chủ trương đầu tư của UBND tỉnh
Bước 1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến thực hiện dự án đầu tư.
Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.
Bước 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước.
Bước 3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình và gửi cơ quan đăng ký đầu tư.
Bước 4. Cơ quan quản lý về đất đai chịu trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ; cơ quan quản lý về quy hoạch cung cấp thông tin quy hoạch để làm cơ sở thẩm định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan đăng ký đầu tư.
Bước 5.Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 6. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Dự án thuộc thẩm quyền quyết định, chủ trương của Thủ tướng Chính phủ
Bước 1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến thực hiện dự án đầu tư.
Bước 2. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi: hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cả cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến dự án đầu tư để xin ý kiến.
Bước 3. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi ý kiến về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình cho Cơ quan đăng ký đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 4. Sau 25 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, có ý kiến gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 5. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của UBND tỉnh, BKHĐT lập báo cáo thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ.
Bước 6. Sau khi nhận được báo cáo thẩm định của BKHĐT, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu và gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cơ quan đăng ký đầu tư.
Thời gian hoạt động của dự án đầu tư nước ngoài
Đối với từng loại dự án cụ thể mà thời gian hoạt động sẽ khác nhau. Cụ thể:
Dự án đầu tư nằm trong khu kinh tế: ≤ 70 năm.
Dự án ngoài khu kinh tế: ≤ 50 năm.
Dự án ở nơi kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn: ≤ 70 năm.
Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tế, thời hạn hoạt động sẽ được xem xét và gia hạn thêm theo từng dự án.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.