Ở hoạt động thương mại, việc không thực hiện đúng hay đầy đủ hợp đồng thường xuyên xảy ra. Việc này đã kéo theo 1 vấn đề đó là tranh chấp thương mại. Bài viết sẽ cho các bạn cái nhìn cụ thể và chi tiết nhất.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Khi thực hiện các hoạt động thương mại, các bên có các mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ sẽ dẫn đến việc tranh chấp thương mại.
Tranh chấp này xảy ra khá phổ biến và thường xuyên trên thực tế. Do đó pháp luật Việt Nam cũng đã có những văn bản quy định cụ thể về vấn đề này. Cụ thể là ở Luật Thương mại năm 2005. Ngoài ra ở các luật khác như Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 cũng đã liệt kê các tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án.
Tìm hiểu thêm về tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài.
Tranh chấp diễn ra thường là giữa các thương nhân với nhau. Ngoài ra ở 1 số trường hợp, các cá nhân, tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp về thương mại khi thực hiện các giao dịch không có mục đích sinh lợi và chọn áp dụng luật thương mại.
Đây là loại tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại. Là các hoạt động bao gồm mua bán, trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến lao động và các hoạt động sinh lợi khác giữa 2 hay nhiều bên.
Tranh chấp về thương mại phát sinh khi quyền lợi của 1 hay nhiều bên bị ảnh hưởng trong hoạt động thương mại. Nói cách khác lợi ích vật chất của hợp đồng giữa các bên là nội dung chủ yếu của tranh chấp thương mại.
Tải mẫu đơn khởi kiện tranh chấp thương mại.
Phân loại tranh chấp thương mại?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Căn cứ vào các đặc điểm khác nhau, tranh chấp về thương mại được chia thành các loại sau:
(i) Phạm vi lãnh thổ: gồm tranh chấp trong nước và quốc tế.
(ii) Lĩnh vực tranh chấp: gồm tranh chấp về sở hữu trí tuệ, tài chính, hợp đồng...
(iii) Quá trình thực hiện: gồm các tranh chấp trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng và tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
(iv) Thời điểm phát sinh tranh chấp: tranh chấp hiện tại và tranh chấp trong tương lai.
(v) Số lượng: tranh chấp giữa hai bên và tranh chấp giữa nhiều bên.
Tùy vào nhu cầu giải quyết tranh chấp của các bên mà sẽ lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp và sẽ có các cơ quan chuyên trách.
(i) Với hòa giải có thể thực hiện ở tổ chức hòa giải thương mại.
(ii) Giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án. Căn cứ quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì các tranh chấp thương mại sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Toà kinh tế.
(iii) Cuối cùng giải quyết tranh chấp thương mại tại Trọng tài. Việc giải quyết sẽ tuân thủ theo quy định của Luật Trọng tài Thương mại 2010.
Có bốn phương thức chính để giải quyết tranh chấp và tùy theo điều kiện riêng biệt của mỗi vụ tranh chấp, có thể linh hoạt sử dụng phương thức phù hợp nhất. Tranh chấp ở đây là các tranh chấp về thương mại ở Việt Nam.
Phương thức này mang tính mềm dẻo, dựa vào ý chí của 2 bên để tiến hành giải quyết vấn đề mà không có bên thứ 3 trợ giúp.
Xuất hiện bên thứ 3 làm trung gian hòa giải là các tổ chức hòa giải thương mại. Họ có nhiệm vụ hỗ trợ, tìm cách và thuyết phục các bên tìm ra cách thức giải quyết tranh chấp phát sinh.
Là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại mang tính quyền lực nhà nước. Các trình tự thủ tục được thực hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ.
Trọng tài thương mại sẽ giải quyết các tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại và tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Theo khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì những tranh chấp về kinh doanh, thương mại là những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Thương mại điện tử cũng nằm trong điều khoản này, do đó có thể nói tranh chấp thương mại điện tử là một loại tranh chấp thương mại. Ngoài ra cụ thể hơn ở văn bản hợp nhất số 11/VBHN-BCT giữa Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và Nghị định số 08/2018/NĐ-CP về thương mại điện tử quy định về việc giải quyết tranh chấp theo các phương thức giống như khi giải quyết tranh chấp thương mại thông thường.
Hiện nay các tranh chấp quốc tế có 3 loại:
(i) Giữa cá nhân hay pháp nhân với cá nhân hay pháp nhân theo Tư pháp quốc tế.
(ii) Giữa quốc gia với quốc gia theo Công pháp quốc tế.
(iii) Giữa cá nhân hay pháp nhân với quốc gia theo luật thương mại quốc tế Công – Tư hỗn hợp.
Hòa giải thông qua tổ chức thương mại có nhiều ưu điểm nổi trội:
(i) Có khả năng thành công cao.
(ii) Giữ được mối quan hệ hòa hảo với đối tác.
(iii) Thủ tục khá đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt về địa điểm. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho 2 bên.
(iv) Được chọn trọng tài viên có chuyên môn phù hợp nhất với vấn đề cần hòa giải.
Xem thêm các bài viết khác về luật thương mại
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm