Vai trò của kiểu dáng công nghiệp trong hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ

Bởi Huỳnh Thu Hương - 03/11/2020
view 212
comment-forum-solid 0
Kiểu dáng công nghiệp thường là yếu tố hữu hình đầu tiên của sản phẩm tạo ra sự hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Ngoài những đặc điểm chức năng bên trong của sản phẩm là yếu tố quyết định thị hiếu của người tiêu dùng thì cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của kiểu dáng công nghiệp đối với doanh thu của sản phẩm. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp đối với nhiều sản phẩm có cùng chức năng thì sản phẩm nào có kiểu dáng đẹp, bắt mắt hơn sẽ dễ dàng thu hút người tiêu dùng hơn. Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Vai trò của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đối với xã hội

https://luatcongty.vn/nhung-dieu-can-luu-y-khi-xay-thuong-hieu-uy-tin/ Do tính chất “vô hình” của tài sản trí tuệ mà việc thực hiện các quyền sở hữu đối với tài sản diễn ra khó khăn hơn. Tài sản trí tuệ luôn đứng trước một nguy cơ xâm phạm rất lớn. Khoa học công nghệ đã mang lại cho con người những thành tựu không thể phủ nhận, nhưng đó cũng chính là con dao hai lưỡi khi khoa học đã bị kẻ xấu lợi dụng làm phương tiện cho hành vi xâm phạm quyền sử hữu trí tuệ. Đối tượng bị xâm phạm thường là kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và sáng chế. Sở hữu trí tuệ là nhân tố đem lại sự tăng trưởng kinh tế đáng kể cho xã hội. Việc bảo hộ hữu hiệu kiểu dáng công nghiệp góp phần không nhỏ cho hoạt động bảo vệ các tài sản trí tuệ. Đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển, sở hữu trí tuệ luôn được đánh giá là loại tài sản chiếm vị trí quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng của đất nước. Với mỗi phát minh, sáng chế ra đời và được bảo hộ, thì nó không chỉ đem lại lợi ích cho chủ thể sở hữu sản phẩm trí tuệ đó mà đồng thời còn tạo nguồn thu cho nhà nước thông qua việc thương mại hoá các sản phẩm trí tuệ đó. Sở hữu trí tuệ là công cụ cạnh tranh hữu hiệu cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc gia trong hội nhập. Mức độ “giàu có” của mỗi quốc gia không chỉ được đo bằng hệ thống tài sản hữu hình có thể cân, đong, đo, đếm; mà quan trọng hơn, tài sản sở hữu trí tuệ mới là một trong những năng lực nội sinh quan trọng hàng đầu để phát triển bền vững. Quốc gia nào càng làm tốt vai trò bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ thì năng lực cạnh tranh của quốc gia đó càng cao. Việc thực hiện tốt công tác bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung cũng như bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nói riêng là bước đệm quan trọng để chúng ta có thể tiếp cận bền vững hơn với các hoạt động thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ và hội nhập hiệu quả. T Tài sản trí tuệ tuy “vô hình” nhưng lại là loại tài sản dễ bị sao chép, mô phỏng, thậm chí là đánh cắp. Việc đầu tư để tạo ra một công trình trí tuệ là quá trình đầu tư tốn kém về cả vật chất và ý tưởng, nên việc đánh cắp các thành quả sáng tạo của đối thủ cạnh tranh là việc dễ xảy ra.

Vai trò của kiểu dáng công nghiệp đối với doanh nghiệp

Tài sản của doanh nghiệp có thể được chia làm hai loại chính: tài sản hữu hình (bao gồm nhà xưởng, máy móc, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng) và tài sản vô hình (bao gồm nguồn nhân lực, bí quyết kỹ thuật, ý tưởng, nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế và những tài sản vô hình khác có được từ khả năng sáng tạo và đổi mới của họ). Theo truyền thống, tài sản hữu hình chiếm phần lớn giá trị của doanh nghiệp, và được coi là có vai trò quyết định đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quan niệm trên đã có nhiều thay đổi. Nhờ cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự phát triển của nền kinh tế dịch vụ, ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra rằng tài sản vô hình của họ có giá trị lớn hơn nhiều lần so với các tài sản hữu hình. Hầu như doanh nghiệp lớn hay nhỏ, cho dù sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ, thì đều tạo ra và sử dụng rất nhiều quyền sở hữu trí tuệ. Bởi những quyền sở hữu trí tuệ đó là một phần tài sản quan trọng, quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thì những tài sản trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp luôn chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp. Ví dụ, đối với những doanh nghiệp sản xuất điện thoại di động hay ô tô-xe máy, người tiêu dùng ngày nay không chỉ chú trọng vào những tính năng sử dụng của sản phẩm mà còn đặc biệt quan tâm đến kiểu dáng sản phẩm. Với những sản phẩm có cùng tính năng thì sản phẩm nào có kiểu dáng, màu sắc đẹp hơn, độc đáo hơn sẽ có doanh thu cao hơn. Quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp có thể hỗ trợ doanh nghiệp từ mọi khía cạnh của việc phát triển kinh doanh và xây dựng chiến lược cạnh tranh: từ phát triển đến thiết kế sản phẩm, cung cấp dịch vụ đến tiếp thị và thu hút nguồn vốn tài chính đến việc xuất khẩu hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài thông qua các hợp đồng li-xăng hoặc nhượng quyền kinh doanh. https://phaptri.vn/phan-biet-tai-san-tri-tue-va-tai-san-huu-hinh-thong-thuong-khac/

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp làm cho việc kinh doanh trở nên có ý nghĩa

  • Bằng việc đăng ký kiểu dáng, doanh nghiệp có nhiều khả năng hơn để ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sao chép và bắt chước, và do đó nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp;
  • Các độc quyền có được từ việc đăng ký kiểu dáng góp phần thu hồi các khoản đầu tư cho việc sáng tạo và tiếp thị sản phẩm có liên quan, do đó nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp;
  • Kiểu dáng công nghiệp là tài sản của doanh nghiệp, có thể làm tăng giá trị thương mại của công ty và sản phẩm của họ. Kiểu dáng càng thành công thì giá trị của nó đóng góp cho công ty và thương hiệu càng cao;
  • Một kiểu dáng được bảo hộ cũng có thể được chuyển nhượng quyền sử dụng (hoặc bán) cho người khác để thu phí. Bằng việc cấp quyền sử dụng đối với kiểu dáng, doanh nghiệp có thể thâm nhập vào các thị trường mà theo cách thức khác doanh nghiệp không thể làm được;
  • Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp khuyến khích hoạt động cạnh tranh công bằng và thương mại trung thực, cũng như thúc đẩy việc sản xuất các sản phẩm có tính thẩm mỹ cao.

Vai trò của kiểu dáng công nghiệp đối với người tiêu dùng

Xét cho đến cùng, sản phẩm trí tuệ cũng là để phục vụ cho người tiêu dùng, nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng Trên thị trường hiện nay, việc các sản phẩm khác nhãn hiệu nhưng có chung kiểu dáng thường xuyên xảy ra. Và cũng không phải người tiêu dùng nào cũng đủ kiến thức để phân biệt chúng với nhau khi nhìn bề ngoài thì các sản phẩm này có kiểu dáng gần như giống nhau hoàn toàn. Việc doanh nghiệp tiến hành đăng ký bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm của mình và công bố công khai cũng là cách giúp người tiêu dùng phân biệt được các sản phẩm của các nhà sản xuất khác nhau, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng; giúp cho người tiêu dùng có thể trở thành nhà tiêu dùng thông thái.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.
Huỳnh Thu Hương

Huỳnh Thu Hương

https://everest.org.vn/chuyen-vien-huynh-thu-huong/ Chuyên viên Huỳnh Thu Hương có hơn 2 năm kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực luật đất đai, doanh nghiệp ,hình sự, dân sự,ly hôn...

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.17485 sec| 1019.297 kb