Nội dung bài viết [Ẩn]
Vốn có vai trò là tiền đề cho sự ra đời của doanh nghiệp, là cơ sở để doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị sản xuất kinh doanh. Vậy vai trò của vốn là gì?
Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198Để có các yếu tố đầu vào (tư liệu lao động, tư liệu sản xuất) phục vụ cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng tiền ứng trước, lượng tiền ứng trước này gọi là vốn của doanh nghiệp. Vậy: “Vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của vật tư, tài sản được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận”.
Nhưng tiền không phải là vốn. Nó chỉ trở thành vốn khi có đủ các điều kiện sau:
(i) Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định hay nói cách khác, tiền phải được đảm bảo bằng một lượng hàng hoá có thực; (ii) Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định. Có được điều đó mới làm cho vốn có đủ sức để đầu tư cho một dự án kinh doanh dù là nhỏ nhất. Nếu tiền nằm ở rải rác các nơi mà không được thu gom lại thành một món lớn thì cũng không làm gì được. Vì vậy, một doanh nghiệp muốn khởi điểm thì phải có một lượng vốn pháp định đủ lớn. Muốn kinh doanh tốt thì doanh nghiệp phải tìm cách gom tiền thành món lớn để đầu tư vào phương án sản xuất của mình; (iii) Khi có đủ lượng thì tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời.Từ những vấn đề trên ta thấy vốn có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, vốn là hàng hoá đặc biệt bởi vì:
Vốn là hàng hoá vì nó có giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị của vốn được thể hiện ở chi phí mà ta bỏ ra để có được nó.
Giá trị sử dụng của vốn thể hiện ở việc ta sử dụng nó để đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh như mua máy móc, thiết bị vật tư, hàng hoá...
Vốn là hàng hoá đặc biệt vì có sự tách biệt rõ ràng giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu nó. Khi mua nó chúng ta chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu và quyền sở hữu vẫn thuộc về chủ sở hữu của nó.
Tính đặc biệt của vốn còn thể hiện ở chỗ: Nó không bị hao mòn hữu hình trong quá trình sử dụng mà còn có khả năng tạo ra giá trị lớn hơn bản thân nó. Chính vì vậy, giá trị của nó phụ thuộc vào lợi ích cận biên của của bất kỳ doanh nghiệp nào. Điều này đặt ra nhiệm vụ đối với các nhà quản trị tài chính là phải làm sao sử dụng tối đa hiệu quả của vốn để đem lại một giá trị thặng dư tối đa, đủ chi trả cho chi phí đã bỏ ra mua nó nhằm đạt hiệu quả lớn nhất.
Thứ hai, vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định chứ không thể có đồng vốn vô chủ.
Thứ ba, vốn phải luôn luôn vận động sinh lời.
Thứ tư, vốn phải được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, xu thế hội nhập nền kinh tế, vấn đề toàn cầu hoá về phát triển công nghệ, thông tin... Việt Nam muốn tham gia vào quá trình toàn cầu hoá thì cũng sẽ phải đối mặt với những vấn đề mà thế giơí đang phải đối mặt. Vì vậy, việc các doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng cạnh tranh và hội nhập hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Yếu tố về vốn, trình độ máy móc thiết bị, công nghệ, năng lực đội ngũ cán bộ, tỷ suất lợi nhuận trên vốn... trong đó, yếu tố chúng ta cần nói đến ở đây là yếu tố hiệu quả sử dụng vốn, vốn của doanh nghiệp. Vốn là tiền đề cho sự ra đời của doanh nghiệp. Vai trò của vốn là cơ sở để doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị sản xuất kinh doanh. Nếu thiếu vốn thì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ngưng trệ, đồng thời kéo theo hàng loạt các tác động tiêu cực khác đến bản thân doanh nghiệp và đời sống của người lao động. Vai trò của vốn được thể hiện rõ nét qua các mặt sau:
Về mặt pháp lý: Một doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện đầu tiên là doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định mà lượng vốn này tối thiểu phải bằng lượng vốn pháp định, khi đó địa vị pháp lý của doanh nghiệp mới được xác lập. Trong trường hợp quá trình hoạt động kinh doanh, vốn doanh nghiệp không đạt được điều kiện mà luật pháp quy định thì kinh doanh đó sẽ bị chấm dứt hoạt động như: phá sản hoặc sáp nhập doanh nghiệp. Như vậy, có thể xem vốn là một trong những cơ sở quan trọng để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật.
Về mặt kinh tế: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nó không những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ để phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên và liên tục. Vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường đặc biệt trong giai đoạn hiện nay - một nền kinh tế phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập. Ngoài ra, vốn còn là một trong những điều kiện để sử dụng các nguồn tiềm năng hiện có và tương lai về sức lao động, nguồn hàng hoá, mở rộng, phát triển trên thị trường, mở rộng lưu thông và tiêu thụ hàng hoá, là chất keo dính kết quá trình và quan hệ kinh tế, là dầu bôi trơn cho cỗ máy kinh tế hoạt động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn tham gia vào tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ và cuối cùng nó lại trở về hình thái ban đầu là tiền tệ. Như vậy, sự luân chuyển vốn giúp doanh nghiệp thực hiện được hoạt động tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng của mình.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm