Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bị xử lý thế nào?

Bởi Trần Thu Trà - 26/05/2020
view 286
comment-forum-solid 0
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là hành vi xâm phạm về bảo hộ cũng như quản lý hành chính về lĩnh vực sở hữu trí tuệ và gây ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể nắm quyền sở hữu trí tuệ đó cũng như ảnh hưởng đến xã hội. Vì vậy, những hành vi xâm phạm này sẽ bị xử phạt một cách nghiêm khắc nhất theo các chế tài xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ pháp luật quy định quyền sở hữu trí tuệ Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

Thế nào là hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ?

Theo Luật sở hữu trí tuệ đối tượng của sở hữu trí tuệ gồm 3 nhóm chính đó là: Sở hữu công nghiệp; Bản quyền tác giả và Quyền liên quan đến giống cây trồng vật nuôi. Do đó, bất kỳ hành vi xâm phạm nào đối với 03 đối tượng nêu trên đều được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được pháp luật bảo vệ. Cụ thể, hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: (i) Hành vi xâm phạm quyền tác giả (ii) Hành vi xâm phạm quyền liên quan (iii) Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí (iv) Hành vi xâm phạm đối với bí mật kinh doanh (v) Hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý

Chế tài xử lý hành vi xâm phạm sợ hữu trí tuệ

Xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra hiện nay ngày một gia tăng, trở thành một thách thức cho các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và cơ quan chức năng. Đây cũng là một vấn đề phức tạp ở Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Tùy vào mức độ nguy hiểm cho xã hội, mà các hành vi sẽ được quy định xử lý theo hình thức nào. Có 3 chế tài xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ cụ thể sau đây:

Chế tài hành chính

Chế tài xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo chế tài hành chính được hiểu là khi có hành vi vi phạm thì cơ quan chức năng như thanh tra, công an, cơ quan hải quan sẽ tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, mức xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền và có thể áp dụng các biện pháp bổ sung như tịch thu phương tiện, tiêu huỷ hàng hoá vi phạm. Chế tài xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ theo biện pháp hành chính được quy định tại Điều 211, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính như sau: (i) Hành vi xâm phạm gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội (ii) Trực tiếp sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện các hành vi này. Hàng hóa giả mạo gồm: Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu; Hàng hoá sao chép lậu (iii) Trực tiếp sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển hay buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi đó (iv) Thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ Như vậy, chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc các trường hợp nêu trên bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các chế tài xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ bằng các hình thức xử phạt chính như: cảnh cáo hoặc phạt tiền. Đối với những hành vi ít nghiệm trọng, tác động đến xã hội ít thì biện pháp hành chính là biện pháp được ưu tiên đầu tiên để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Chế tài hình sự

Chế tài xử lý hình sự được hiểu là các cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ, nếu thấy hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội, thoả mãn các yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ khởi tố vụ án, tiến hành điều tra, truy tố và xét xử theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Chế tài xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ này được quy định tại Điều 212 Luật sở hữu trí tuệ 2005 về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự: “Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.”

Chế tài dân sự

Khác với 2 chế tài xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ nêu trên, chế tài dân sự là việc chủ thể quyền (người bị vi phạm) phải tiến hành khởi kiện vụ án ra toà án có thẩm quyền để yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại xâm phạm sở hữu trí tuệ, ngừng hành vi vi phạm. Biện pháp này phải do chính chủ thể quyền áp dụng chứ không phải cơ quan quản lý nhà nước tiến hành. Xem thêm: Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cần chế tài đủ mạnh

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.
Trần Thu Trà

Trần Thu Trà

https://luatcongty.vn Trần Thu Trà là một cô gái nhiệt tình, vui vẻ và yêu đời. Có niềm đam mê với việc viết lách, thích tìm hiểu, phân tích các vấn đề pháp lý khác nhau để tạo thêm nhiều giá trị cho bản thân. Vì vậy rất mong muốn được chia sẽ những kiến thức mà mình học hỏi và tìm hiểu đến bạn đọc. Các bài viết của Trà trên website luatcongty.vn là những kiến thức mà Trà muốn chia sẻ đến mọi người

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.19672 sec| 975.398 kb