Cá nhân, tổ chức có hành xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị áp dụng một trong các hình thức xử lý như xử phạt hành chính, dân sự hoặc hình sự.
Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính: (i) Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội; (ii) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ; (iii) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ; (iv) Hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc các trường hợp nêu trên bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các chế tài xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ bằng các hình thức xử phạt chính như: cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Chế tài xử lý hình sự được hiểu là các cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ, nếu thấy hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội, thoả mãn các yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ khởi tố vụ án, tiến hành điều tra, truy tố và xét xử theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự
Chế tài xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ này được quy định tại Điều 212 Luật sở hữu trí tuệ 2005 về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự: “Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.”
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ (người bị vi phạm) có thể lựa chọn khởi kiện vụ án dân sự đòi bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra. Toà án có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án trên cơ sở đơn khởi kiện của chủ thể quyền. Tuy nhiên, biện pháp này thường không đem lại hiệu quả và thực tế rất khó để thi hành án.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm