Trong những năm gần đây, nhãn hiệu và quyền sở hữu nhãn hiệu đang ngày được quan tâm, chú trọng. Nhãn hiệu được ví như linh hồn của sản phẩm và loại tài sản vô hình với khả năng gia tăng giá trị theo thời gian này cần phải được chú trọng và bảo vệ. Trong thực tế hành vi xâm phạm nhãn hiệu xảy ra không hề ít, chủ sở hữu nhãn hiệu luôn phải tìm cách bảo vệ cho thương hiệu của mình. Đứng trước hành vi bị làm giả nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ cần nhìn nhận và xử lý như thế nào. Hành vi Làm giả nhãn hiệu có phải hành vi xâm phạm nhãn hiệu hay không?
Bài viết thực hiện bởi Luật gia Nguyễn Đức Anh Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Để xác định một hành vi có xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của mình không, chủ sở hữu nhãn hiệu cần xét đến 04 yếu tố là căn cứ xác định hành vi xâm phạm nhãn hiệu:
1. Đối tượng bị xem xét là đối tượng đang được bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ;
2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét;
3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải chủ sở hữu nhãn hiệu hay chủ thể có quyền với nhãn hiệu;
4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam, bao gồm cả hành vi xảy ra trên Internet.
Căn cứ vào 04 yếu tố trên, đối chiếu với hành vi làm giả nhãn hiệu hàng hóa, nhận thấy:
Đối tượng bị xem xét trong trường hợp này là nhãn hiệu (đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và trong thời hạn bảo hộ) bị làm giả;
Để xác định Nhãn hiệu được đề cập ở trên có phải đối tượng đang được bảo hộ cần xem xét các căn cứ như: chủ sở hữu phải chứng minh cơ sở phát sinh, xác lập quyền đối với nhãn hiệu. Cụ thể, quyền đối với nhãn hiệu được xác lập dựa trên quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc dựa trên công nhận đăng ký quốc tế; Trường hợp là nhãn hiệu nổi tiếng quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng mà không phụ thuộc vào việc đăng ký.
Yếu tố xâm phạm là yếu tố tạo ra từ hành vi xâm phạm- hành vi làm giả nhãn hiệu.
Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198Tại Khoản 1 Điều 129, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
Các yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu còn được hướng dẫn chi tiết tại Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP:
Theo đó, yếu tố xâm phạm của hành vi làm giả nhãn hiệu là “dấu hiệu” trùng hoặc tương tự được tạo ra trên sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với “nhãn hiệu” đã đăng ký có danh mục hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự. Hành vi tạo ra một “dấu hiệu” giả “nhãn hiệu” có thể gây hiểu nhầm với người tiêu dùng, ảnh hưởng đến chủ sở hữu có nhãn hiệu đang được bảo hộ.
Người thực hiện hành vi làm giả nhãn hiệu không phải chủ thể có quyền đối với nhãn hiệu; Tức hành vi làm giả nhãn hiệu được thực hiện bởi chủ thể không có quyền sở hữu nhãn hiệu bị giả mạo, không được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép cũng như đồng ý sử dụng.
Hành vi làm giả nhãn hiệu xảy ra tại Việt Nam. Hành vi làm giả nhãn hiệu phải xảy ra tại Việt Nam hoặc trên mạng Internet nhưng nhắm đến người tiêu dùng tại Việt Nam.
Căn cứ vào các quy định và phân tích ở trên, nhận thấy: Hành vi làm giả nhãn hiệu là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, hành vi này phải gánh chịu hậu quả pháp lý đối với hành vi làm giả nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của pháp luật.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm