Pháp luật Việt Nam đã đưa ra các nguyên tắc, quy định để bảo hộ quyền tác giả. Nhưng hiện nay quyền tác giả vẫn là đối tượng đang bị xâm phạm, có xu hướng ngày càng lan rộng và khó kiểm soát hơn. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả này diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực và gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến chủ sở hữu. Vậy thẩm quyền giải quyết xâm phạm quyền tác giả thuộc về cơ quan nào đảm nhiệm?
Hành vi xâm phạm quyền tác giả là hành vi xâm phạm quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả, nhằm mục đích thu lợi bất chính hoặc xâm phạm trực tiếp tới chủ sở hữu quyền tác giả. Tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 đã liệt kê ra hàng loạt các hành vi này.
Khi bị xâm phạm, chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình và được bồi thường khi có thiệt hại xảy ra.
Tại Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, UBND các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Cụ thể về thẩm quyết giải quyết của các cơ quan nhà nước đối với xâm phạm quyền tác giả như sau:
Đối với việc xử lý dân sự hoặc hình sự đối với hành vi xâm phạm thì sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 36 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền giải quyết hành chinh sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch và thanh tra chuyên ngành khác; Công an nhân dân; Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan và Quản lý thị trường và công chức, viên chức đang thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra khi phát hiện vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định
Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan giải quyết
Như vậy, tùy vào việc áp dụng các chế tài khi có hành vi xâm phạm để xác đinh thẩm quyền giải quyết đối với hành vi đó.
Xem thêm: Nhãn hiệu khác với Logo như thế nào?
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm