Các vấn đề pháp lý cần biết về thương mại dịch vụ

view 183
comment-forum-solid 0

Thương mại dịch vụ là hoạt động diễn ra giữa bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về các vấn đề pháp lý cần biết về thương mại dịch vụ

Các vấn đề pháp lý cần biết về thương mại dịch vụ Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thương mại dịch vụ là gì?

Thương mại dịch vụ là một hoạt động có đối tượng là dịch vụ, diễn ra giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, đây được xem là quá trình liên hoàn bao gồm nhiều khâu có sự liên quan mật thiết với nhau.

Khái niệm trong Tiếng Anh là Trade in Services, đây là quá trình liên hoàn gồm nhiều khâu liên quan mật thiết với nhau.

Hiện nay, vẫn chưa tồn tại một giải thích thống nhất nào về khái niệm, nhưng thông thường để có thể tìm hiểu rõ về nó chúng ta sẽ so sánh với khái niệm thương mại hàng hóa.

Ví dụ: Công ty dịch vụ kế toán có trụ sở tại quốc gia A có thể tham gia cung cấp dịch vụ kế toán từ xa cho một công ty có trụ sở tại quốc gia B, dịch vụ này được xem là Dịch vụ thương mại xuyên quốc gia.

Đặc điểm của thương mại dịch vụ

Dịch vụ là một loại sản phẩm mang tính vô hình, không thể nhìn thấy nhưng lại có thể được cảm nhận dựa trên sự tiêu dùng trực tiếp của khách hàng. Quá trình tiến hành sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ sẽ diễn ra một cách đồng thời, nhưng hiệu quả đem lại của dịch vụ đối với người tiêu dùng lại có sự khác nhau. Vì vậy, việc tiến hành đánh giá hiệu quả thương mại dịch vụ sẽ có phần phức tạp hơn so với thương mại hàng hóa.

Phạm vi hoạt động của thương mại dịch vụ rất rộng, từ dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân cho đến dịch vụ sản xuất, kinh doanh, quản lý trong tất cả lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, thu hút được đông đảo số lượng người tham gia với nhiều trình độ khác nhau, từ lao động đơn giản như giúp việc gia đình, kinh doanh buôn bán hàng lưu niệm ở các địa điểm du lịch cho đến lao động chất xám có trình độ chuyên môn cao như các chuyên gia tư vấn, chuyên gia giáo dục,... vì vậy đây được xem là một lĩnh vực tiềm năng có nhiều cơ hội phát triển và tạo được nhiều công ăn, việc làm cho người lao động, rất có ý nghĩa đối với nền kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.

Hiện nay, thương mại dịch vụ đã có sự lan tỏa rất lớn trong cộng đồng, ngoài việc đem lại tác dụng trực tiếp của bản thân dịch vụ, nó còn đóng một vai trò trung gian trong việc sản xuất và thương mại hàng hóa, cho nên việc phát triển thương mại dịch vụ có tầm ảnh hưởng gián tiếp lên tất cả các ngành kinh tế quốc dân, do đó tác dụng đem lại là rất lớn.

Người ta đã tính rằng, nếu thương mại dịch vụ được tự do hóa thì lợi ích của nó còn cao hơn so với thương mại hàng hóa hiện nay và xấp xỉ bằng lợi ích thu được từ khi tiến hành tự do hóa thương mại hàng hóa hoàn toàn cho cả lĩnh vực hàng hóa nông nghiệp lẫn hàng hóa công nghiệp.

Thương mại dịch vụ khi được tiến hành lưu thông qua biến giới gắn với từng con người cụ thể, chịu tác động về mặt tâm lý, tập quán, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ và cá tính của người cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ, điều này sẽ khác so với thương mại hàng hóa, sản phẩm là một vật vô tri vô giác, đi qua biên giới có bị tiến hành kiểm soát nhưng không quá phức tạp như việc kiểm soát con người trong thương mại dịch vụ, vì thế mà dịch vụ thương mại sẽ không phải đối mặt nhiều hơn với những hàng rào thương mại so với thương mại hàng hóa.

Để đạt được sự tự do hóa thương mại dịch vụ thì các cuộc thương lượng sẽ thường gặp nhiều vấn đề khó khăn hơn so với tự do hóa thương mại hàng hóa, điều đó còn phụ thuộc vào tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa của nước cung cấp và nước tiếp nhận dịch vụ đó.

Có thể bạn quan tâm: Phân biệt thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ

Nguyên tắc của thương mại dịch vụ

Hoạt động thương mại dich vụ nói chúng sẽ phải chấp hành theo những nguyên tắc cơ bản của WTO quy định, nhưng sẽ có sự vận dụng một cách linh hoạt đối với các nước đang phát triển và đặc điểm kinh tế - xã hội của từng quốc gia. Các nguyên tắc cơ bản của WTO bao gồm: 

(i) Nguyên tắc không phân biệt đối xử, bao gồm hai quy chế sau: Đãi ngộ tối huệ quốc và Đối xử quốc gia.

(ii) Nguyên tắc tiếp cận thị trường, bao gồm hai khía cạnh cụ thể sau: Một là, các nước thành viên sẽ tiến hành mở cửa thị trường cho nhau thông qua việc thực hiện cắt giảm từng bước, hướng tới xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, mở đường phát triển cho thương mại; Hai là tiến hành công bố công khai các chính sách, luật lệ thương mại một cách kịp thời, minh bạch để có thể dự báo trước được môi trường và triển vọng trong thương mại.

(iii) Cạnh tranh công bằng, nguyên tắc này đòi hỏi các nước thành viên thuộc WTO phải tiến hành loại bỏ bảo hộ bằng các biện pháp phi thuế, vì điều này dẫn đến việc làm "méo mó thương mại" như hạn ngạch, giấy phép, hạn chế số lượng trong việc nhập khẩu,...mà chỉ sử dụng thuế là công cụ duy nhất, nhưng trong quá trình hội nhập các biểu thuế phải được giảm dần.

(iv) Nguyên tắc áp dụng các hành động khẩn cấp trong những trường hợp khẩn cấp, các nước thành viên được phép khước từ một nghĩa vụ nào đó hoặc có những hành động khẩn cấp, cần thiết được sự thừa nhận từ các nước thành viên khác để bảo vệ sản xuất và thị trường trong nước khi xảy ra tình trạng bị hàng nhập khẩu thái quá đe dọa hoặc bị phân biệt đối xử gây phương hại cho nước đó.

(v) Nguyên tắc áp dụng những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển, điều này nhằm tạo điều kiện cho các nước từng bước thích nghi, hòa nhập với các thể chế của WTO như kéo dài thời gian hoặc giảm mức độ khi thực hiện các cam kết.

Tổng kết lại, ta có thể thấy thương mại dịch vụ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và đang ngày càng tỏ rõ ưu thế, thu hút được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới.

Thương mại dịch vụ gồm những ngành nào?

Ban Thư ký WTO đã tiến hành phân loại thương mại dịch vụ thành 12 khu vực sau đây: Dịch vụ thông tin; dịch vụ về lĩnh vực xây dựng và kỹ thuật, dịch vụ kinh tiêu; dịch vụ về đào tạo; dịch vụ về vấn đề môi trường, dịch vụ tài chính; dịch vụ liên quan đến vấn đề sức khỏe và xã hội; dịch vụ về lĩnh vực du lịch và các hoạt động khác có liên quan; dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao; dịch vụ vận tải; dịch vụ thông tin và các dịch vụ khác có liên quan.

Theo GATS thương mại dịch vụ bao gồm các dịch vụ ở bất kỳ khu vực nào trừ dịch vụ do yêu cầu từ phía chính phủ, là những dịch vụ không dựa trên kinh doanh hoặc cạnh tranh

Thực trạng thương mại dịch vụ ở Việt Nam

Đối với nước ra hiện nay, thuật ngữ này đang còn khá mới mẻ. Trong quan niệm hiện đại, cơ cấu kinh tế quốc dân được chia làm ba khu vực chính, cụ thể là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dựa theo Hệ thống kế toán quốc gia (SNA) thì nền kinh tế nước ra hiện nay có 20 ngành cấp 1, trong đó nông nghiệp nắm giữ 02 ngành (nông nghiệp và thủy sản), công nghiệp gồm 4 ngành ( công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, sản xuất và cung cấp điện nước và ngành xây dựng), còn dịch vụ có tới 14 ngành, với những ngành không quá xa lạ như thương mại, du lịch, vận tải, ngân hàng, thông tin liên lạc,... nhưng cũng có những ngành mới được xếp vào lĩnh vực dịch vụ như giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao hoặc như hoạt động thuộc đoàn thể xã hội. Khái niệm về dịch vụ rất rộng, từ việc đáp ứng được nhu cầu cá nhân cho đến việc phục vụ cho một ngành sản xuất, là một ngành kinh tế mang tính độc lập, hiện nay đang chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân và ngày càng tăng cao.

Xem thêm thông tin tại Luật thương mại

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Luật sư Nguyễn Hoài Thương

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-hoai-thuong/ Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương được biết đến là một luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, hợp đồng, thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương gia nhập Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2016 đến nay.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.86095 sec| 1033.375 kb